【nhan dinh uruguay】67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:37:14 评论数:
Ngày 14-1-1954,ămChiếnthắngĐiệnBiecircnPhủSứcmạnhViệnhan dinh uruguay Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh," dự định nổ súng ngày 20-1, tiêu diệt Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm
Chiến tranh đã lùi xa gần hai phần ba thế kỷ, nhưng dư âm 56 ngày đêm chiến đấu ngoan cường “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” của quân và dân Việt Nam vẫn lắng đọng trong những trang sử vàng hào hùng của dân tộc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 là “cột mốc vàng" lịch sử, đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; biểu tượng của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại; là kết quả của sự nỗ lực, bền bỉ đấu tranh của toàn quân, toàn dân ta, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Điện Biên Phủ - chiến thắng của khát vọng độc lập, tự do, của truyền thống yêu nước và ý chí tự lực tự cường
Năm 1953, sau 8 năm trở lại xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đã huy động tiềm lực kinh tế, quân sự và vũ khí trang bị hiện đại nhất nhưng chúng đã bị thất bại và chịu những tổn thất nặng nề… Lợi dụng tình thế này, đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, tích cực viện trợ cho Pháp kéo dài và mở rộng cuộc chiến nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Tháng 5-1953, chính phủ Pháp cử tướng Nava - người được đánh giá là “một nhà chiến lược văn võ kiêm toàn” sang làm tổng chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương với hy vọng sớm giành thắng lợi quân sự quyết định, tìm “lối thoát danh dự” dứt điểm cuộc chiến tranh.
Sau một thời gian tìm hiểu tình hình chiến trường, tháng 7/1953, tướng Nava đề ra kế hoạch quân sự mới ở Đông Dương (còn gọi Kế hoạch Nava), gồm hai bước.
Bước 1 (Thu Đông năm 1953 và Xuân năm 1954): giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực đối phương; tiến công chiến lược ở chiến trường phía nam, đánh chiếm các căn cứ kháng chiến, trước hết là vùng tự do Liên khu 5 và Khu 9; đồng thời ra sức bắt lính mở rộng ngụy quân, tập trung xây dựng khối chủ lực cơ động mạnh.
Bước 2 (từ Thu Đông năm 1954): dồn lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện các đòn tiến công chiến lược, tiêu diệt quân chủ lực đối phương để giành thắng lợi quyết định, buộc chính phủ kháng chiến phải đầu hàng, hoặc chấp nhận đàm phán kết thúc chiến tranh theo những điều kiện do Pháp đặt ra.
Thực hiện kế hoạch quân sự mới theo 2 bước nêu trên, thực dân Pháp tiếp tục mở các cuộc hành quân đánh phá, bắt lính và đưa thêm nhiều đơn vị quân viễn chinh vào Đông Dương.
Trước tình hình nguy cấp đó, sau khi phân tích toàn diện các vấn đề, cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã họp bàn, đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953-1954, trong đó sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch tương đối yếu, có nhiều sơ hở, đồng thời, tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta. Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến lược là: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt; đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc thắng đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
Thực hiện chủ trương chiến lược đề ra, quân và dân Việt Nam đã làm đảo lộn kế hoạch chiến tranh của Pháp-Mỹ, đã đẩy quân Pháp lún sâu vào thế bị động ở các vùng chiến dịch như hướng Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào và bước đầu đã làm Kế hoạch Nava bị phá sản.
Cũng trong thời gian này, Trung ương Đảng và Bộ Chỉ huy tối cao đã quyết tâm mở chiến dịch tiến công Điện Biên Phủ - đòn quyết chiến chiến lược nhằm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xác định rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được.” Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.
Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Lực lượng tham gia chiến đấu lên đến 55.000 quân, gồm 3 đại đoàn bộ binh (308, 312, 316), Trung đoàn bộ binh 57 (Đại đoàn 304), Đại đoàn công binh-pháo binh 351.
Trên 260.000 dân công và 27.400 tấn gạo được huy động để cung cấp cho chiến dịch. Hàng vạn thanh niên xung phong phối hợp cùng bộ đội công binh ngày đêm mở đường ra mặt trận dưới bom đạn địch, nên sau một thời gian ngắn, hàng nghìn kilomet đường được xây dựng, sửa chữa. Công tác chuẩn bị các mặt trên vượt ra ngoài mọi dự đoán, tạo bất ngờ lớn đối với cả Pháp và Mỹ.
Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 13-3-1954, cuộc tổng tiến công nổ ra, mở màn cho chiến dịch. Và, sau 56 ngày đêm chiến đấu, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn,” đến chiều ngày 7/5/1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống tướng chỉ huy Đờ Cát, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi dấu mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kết tinh của nhiều nhân tố, mà quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự gắn kết tinh thần yêu nước với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đã đập tan những mọi âm mưu chiến lược quân sự của thực dân Pháp, sự can thiệp của Mỹ, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (tháng 7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ 3 nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954).
Đồng thời, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia.
Chiến thắng này “được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trị của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (1).
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đập tan một mắt xích quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, mở đầu cho sự sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới; giáng đòn nặng nề đầu tiên vào dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Nhà sử học Pháp Jules Roy sau này đã thừa nhận, xét trên phạm vi thế giới “Điện Biên Phủ thất thủ gây nỗi kinh hoàng khủng khiếp. Đó là một trong những thảm bại lớn nhất của phương Tây, báo trước sự sụp đổ của các đế quốc thuộc địa và sự cáo chung của một nền cộng hòa. Tiếng sấm Điện Biên Phủ vẫn hãy còn vang vọng”.
Cũng từ đây, “tiếng sấm Điện Biên Phủ” có sức cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh; đồng thời góp phần làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Marx-Lenin thời đại ngày nay: một dân tộc bị áp bức, nhưng nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, biết phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có khả năng đánh bại những đội quân xâm lược hung bạo.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”(2).
Đường lối kháng chiến đúng đắn đã tập hợp, khơi dậy và phát huy được tiềm lực toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, đã tạo ra sức mạnh đánh thắng kẻ địch và sức mạnh dân tộc và trí tuệ Việt Nam tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau đó.
Cho đến nay, thế giới vẫn đặt câu hỏi vì sao một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, vừa thoát ra khỏi ách thực dân gần 100 năm lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ, tại sao Pháp lại thua. Ph.Leclerc, một Đại tướng giỏi của quân đội Pháp, cũng đã nói một cách cô đọng và rõ ràng bài học thất bại của Pháp rằng: “Người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan chủ nghĩa dân tộc Việt Nam”(3).
Mc.Namara - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận: “Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết của dân tộc,” “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó…”(4).
Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự cộng hưởng của sức mạnh dân tộc và thời đại, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh Việt Nam, bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam mà nền tảng là lòng yêu nước; các nhân tố đó tiếp tục là sức mạnh bảo đảm cho sự thành công của công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.