您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ty le 7m 2 in】Thủ tướng Chính phủ: Nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn 正文

【ty le 7m 2 in】Thủ tướng Chính phủ: Nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

时间:2025-01-09 23:40:29 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tối 26/3, tại đô thị cổ Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao v& ty le 7m 2 in

Tối 26/3,ủtướngChínhphủNhấtquánchủtrươngpháttriểndulịchthànhngànhkinhtếmũinhọty le 7m 2 in tại đô thị cổ Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch Xanh”.

Phát biểu tại sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gợi mở, định hướng nhiều vấn đề thiết thực cho du lịch Việt Nam trong tình hình mới.

Theo Thủ tướng Chính phủ, du lịch không chỉ là một ngành kinh tếquan trọng mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng tình hữu nghị và gìn giữ hoà bình. Việt Nam có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch vô cùng to lớn với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng, văn hoá phong phú, đa dạng, con người hiền hoà, thân thiện, cởi mở, mến khách, chính trị ổn định, an ninh, an toàn. Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2022 diễn ra tại đô thị cổ Hội An.

Trong hơn 2 năm qua, dù gặp muôn vàn khó khăn do dịch bệnh, ngành Du lịch và Nhân dân vẫn không ngừng nỗ lực thích ứng bằng những cách làm sáng tạo như đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh, ứng dụng du lịch thực tế ảo…

Tuy nhiên, du lịch và hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Dẫu vậy đại dịch cũng là cơ hội để các doanh nghiệptái cơ cấunguồn nhân lực, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các cơ sở đón khách, tăng thêm sức hấp dẫn và hiệu quả hơn.

“Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn chồng chất của ngành du lịch, của doanh nghiệp, người lao động và người dân có công ăn việc làm gắn với hoạt động du lịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn viên và người lao động trong ngành du lịch, đồng thời xác định, biện pháp căn cơ nhất là đưa ra các giải pháp quyết liệt để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, sớm khôi phục các hoạt động du lịch, mở cửa lại du lịch. Kiểm soát được dịch bệnh là yếu tố tiên quyết để mở cửa trở lại, phục hồi và thúc đẩy du lịch phát triển. Trên cơ sở kết quả phòng chống dịch, tham khảo ý kiến chuyên gia và sau khi được các cấp có thẩm quyền thảo luận, thống nhất, Việt Nam chính thức mở lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022 với tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Qua đó đánh dấu sự khởi sắc trở lại của ngành du lịch nước nhà”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2022.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc tỉnh Quảng Nam đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh” là sự kiện rất có ý nghĩa. Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2022 là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu cho hoạt động mở cửa du lịch trở lại và là sự kiện trọng tâm của Chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2022. Chuỗi các sự kiện du lịch xuyên suốt cả năm sẽ là đòn bẩy quan trọng và cơ hội cho ngành Du lịch tăng tốc, bứt phá nhằm thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.  

Dự báo tình hình phát triển du lịch trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cho rằng có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là tác động của đại dịch COVID-19 và những bất ổn trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới, cơ hội mới cần có tư duy và cách làm mới để “biến nguy thành “cơ”.

“Đại dịch Covid-19 đã thay đổi cấu trúc xã hội và thói quen của người dân nhưng cũng tạo ra xu hướng mới trong du lịch. Bên cạnh đó, khi du lịch thế giới phục hồi, chúng ta phải đối mặt với thách thức cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và các điểm đến trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây cùng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn du lịch hàng đầu, điểm đến trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Muốn vậy, một mặt, chúng ta cần kiên định với những giá trị bền vững mà nhiều năm qua đất nước Việt Nam, du lịch Việt Nam đã tạo dựng và xác lập trong lòng du khách quốc tế. Đó là thông điệp hòa bình, hòa giải,“Việt Nam - Đất nước an toàn”, hình ảnh “Việt Nam điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”, một điểm đến với “vẻ đẹp bất tận”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra nhiều yêu cầu có tính chất quyết định. Theo đó, tiếp tục nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh, chất lượng, hiệu quả.

Một chương trình nghệ thuật tại Lễ khai mạc Năm du lịch Quốc gia 2022.

Đặc biệt, phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc - một nhiệm vụ rất quan trọng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo và nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Chúng ta cần xây dựng những thương hiệu du lịch lớn mang tầm Quốc tế với bản sắc Việt Nam, gắn với mảnh đất thiêng liêng mà anh dũng, gắn với bản sắc văn hóa đặc sắc và con người Việt Nam thân thiện, đôn hậu.

Tập trung xây dựng môi trường du lịch "xanh" đúng như chủ đề Năm du lịch quốc gia 2022. Đó là môi trường du lịch mà ở đó có sự thân thiện, an toàn giữa người dân và du khách; là sự cam kết của tất cả các bên liên quan, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, khai thác du lịch nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên, môi trường.

“Tôi đề nghị các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân cùng chung tay, tạo dựng môi trường xanh cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch bằng những hành động thật thiết thực, xuất phát từ những hành vi nhỏ nhất nhưng có trách nhiệm với môi trường xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng miền, tạo thành chuỗi các điểm đến và phát huy sức mạnh sáng tạo của mỗi người dân trong vùng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch. Xây dựng cơ chế, chính sách mang tính đột phá, đưa du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với việc thích ứng an toàn, linh hoạt trong bối cảnh bình thường mới, đảm bảo an toàn, khoa học, phù hợp với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bối cảnh mới, cần cơ cấu lại thị trường khách du lịch để tập trung quảng bá, xúc tiến các thị trường tiềm năng và làm mới các sản phẩm du lịch để phù hợp xu hướng của thế giới hậu Covid-19.  

Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 sẽ được tổ chức với nhiều sự kiện hấp dẫn.

Ngoài ra, cần thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững. Tăng cường thu hút đầu tư; khai thác hợp lý các tiềm năng, giữ gìn môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, an toàn du lịch. Đồng thời, chú trọng xây dựng văn hóa, văn minh du lịch, khuyến khích mỗi người dân và mỗi khách du lịch có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững. Qua đó góp phần để bạn bè quốc tế cảm nhận được truyền thống yêu chuộng hòa bình, thân thiện và mến khách của dân tộc ta. Phấn đấu để có thêm nhiều hơn nữa du khách đến du lịch, trải nghiệm, kinh doanh và làm ăn lâu dài ở Việt Nam; những khách đã đi rồi sẽ quay trở lại nhiều hơn. Các bộ, ngành Trung ương cần phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Quảng Nam và các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung, tạo điều kiện và kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động du lịch, thu hút đầu tư; đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, cần cần truyền thông, quảng bá mạnh mẽ du lịch Việt Nam ra thế giới bằng nhiều kênh và hình thức khác nhau. Đặc biệt giới thiệu những địa danh nổi tiếng, những nét đặc trưng riêng có của thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, trong đó chú trọng giới thiệu văn hóa phi vật thể. 

Năm Du lịch quốc gia 2022 được tổ chức tại Quảng Nam là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô cấp quốc gia, sự kiện du lịch thường niên lớn nhất của ngành Du lịch Việt Nam; là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương.

Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 có 212 sự kiện, hoạt động; trong đó có 10 hoạt động tầm quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức; tỉnh Quảng Nam chủ trì tổ chức chuỗi 64 sự kiện, hoạt động và 138 sự kiện, hoạt động hưởng ứng do 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.