Kiểm tra sản phẩm hàng xuất khẩu. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN) TheệtNamủnghộcơchếđemlạithuậnlợihơnchodogravengchảythươngmạlich thi dau bong da .como Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, các nước tham gia đã phải nỗ lực rất lớn mới để có thể đi đến lễ ký kết CPTPP. Sau khi gặp nhau ở bang Utar (Mỹ), các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - tiền thân của CPTPP, đã phải mất thêm hai năm nữa để kết thúc hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất với những cam kết sâu nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đến đầu năm 2017, chính quyền mới của Mỹ ra quyết định rút khỏi TPP.
Bất chấp động thái trên của Mỹ, các nước còn lại trong TPP vẫn rất mong muốn tiếp tục hiệp định TPP vì đây vẫn là một hiệp định toàn diện, có chất lượng cao và có thể coi là hình mẫu cho thương mại trong những năm đầu của thế kỷ 21 bởi nó đề cập đến tất cả những vấn đề mới và sát sườn cho thương mại quốc tế hiện nay như thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước cũng như mối quan hệ giữa thương mại và môi trường.
Chính vì lý do này, 11 nước còn lại đã quyết định gặp nhau tại Hà Nội vào tháng 5-2017 để tìm cách đưa TPP vào thực thi, theo đó, các bộ trưởng của 11 nước TPP đã quyết định sẽ khởi động lại hiệp định này, giao cho các quan chức ngồi lại với nhau để đàm phán và tìm cách đưa TPP vào thực thi.
Các quan chức sau đó đã gặp nhau một vài lần và cuối cùng là tại Đà Nẵng, các bên đã ra được kết quả rất tốt đẹp, đồng ý tiếp tục hiệp định TPP trên cơ sở tạm hoãn thực thi một số nghĩa vụ khó trong hiệp định TPP trước đây. Trên tinh thần đó, các nước cũng đã đạt được một thỏa thuận nguyên tắc tại Đà Nẵng và mở đường cho lễ ký kết hiệp định CPTPP vào ngày 8-3 tại Chile.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc 11 nước còn lại trong CPTPP nhất trí tạm hoãn khoảng 20 điều khoản của TPP đã tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa hai hiệp định này. Bên cạnh đó, các nước cũng có một số thỏa thuận song phương với nhau để bảo đảm sự cân đối mới giữa quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia CPTPP.
Nhìn chung, đại đa số điều khoản được tạm hoãn thực thi rơi vào chương sở hữu trí tuệ bởi việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất khó, đòi hỏi một nguồn lực rất lớn. Mặc dù một số nước rất muốn duy trì tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Nhật Bản, Australia, song dưới sự thuyết phục của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các nước CPTPP cuối cùng đã thống nhất tạm hoãn thực thi 11 nghĩa vụ trong chương sở hữu trí tuệ, trong đó có chín nghĩa vụ phù hợp với các đề xuất của Việt Nam.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tuyên bố chung được đại diện 11 nước đưa ra tại Santiago về cơ bản cũng giống với các tuyên bố chung khác, song có một điểm đáng chú ý trong tuyên bố chung lần này là việc sử dụng từ ngữ của đại diện các nước.
Trước đây khi nói về các nước khác bày tỏ ý định, mong muốn tham gia hiệp định, các bộ trưởng thường dùng “hoan nghênh sự tham gia của các nước vào hiệp định TPP” nhưng trong tuyên bố chung này, đại diện các nước đã sửa thành “hoan nghênh sự gia nhập của các nước vào hiệp định CPTPP."
Ông cho rằng ẩn ý của đại diện các nước khi dùng từ "gia nhập" chính là việc các nước CPTPP hoan nghênh sự quan tâm của các nước khác đối với hiệp định này. Tuy nhiên, nếu tham gia thì các nước này phải tham gia dưới hình thức "gia nhập" nghĩa là phải đồng ý với các tiêu chuẩn của hiệp định CPTPP, không thể bày tỏ mong muốn tham gia nhưng lại yêu cầu đàm phán lại các điều khoản của hiệp định.
Về triển vọng Mỹ có thể gia nhập trở lại CPTPP, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, các nước có thể hoan nghênh sự trở lại của Mỹ, song vấn đề đặt ra ở đây là sẽ rất khó nếu Mỹ vẫn muốn đàm phán lại hiệp định đã có. Tuy nhiên, Việt Nam cũng như tất cả các nước CPTPP đều sẵn sàng bàn bạc với Mỹ về một biện pháp hay hình thức nào đó có lợi cho tất cả các bên, giúp Mỹ có thể quay trở lại với TPP.
Đề cập đến vai trò của Việt Nam trong việc "hồi sinh" TPP, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Việt Nam đã làm tất cả những gì có lợi cho đất nước. Do là một nền kinh tế "mở" nên Việt Nam ủng hộ tất cả những cơ chế có thể đem lại điều kiện thuận lợi hơn cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng như giữa các nước với nhau. Đây là quan điểm nhất quán trước sau như một của Việt Nam, song cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam không phải là nước đi đầu trong việc duy trì hiệp định TPP.
Xét về quy mô nền kinh tế, về ý tưởng cũng như về quan điểm, theo ông, Nhật Bản mới là nước đóng vai trò đi đầu trong việc duy trì hiệp định TPP giữa 11 nước. Trong số 11 nước, Nhật Bản là nước thể hiện quan điểm rất rõ ràng trong chuyện ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ hệ thống thương mại mở. Bên cạnh đó, có thể là Australia và New Zealand. |