当前位置:首页 > Cúp C2 > 【xếp hạng giải đức】Xúc tiến thương mại năm 2024 cần chú trọng tăng trưởng xanh

【xếp hạng giải đức】Xúc tiến thương mại năm 2024 cần chú trọng tăng trưởng xanh

2025-01-24 22:28:51 [Cúp C2] 来源:88Point
Cục Hải quan TPHCM giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H
Hệ thống đối thoại doanh nghiệp và chính quyền TPHCM đã giải đáp hơn nghìn câu hỏi cho doanh nghiệp . Ảnh: T.H

Hoạt động xúc tiến tăng hơn 2 lần

Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, năm 2023, ITPC đã tiếp và làm việc với hơn 236 đoàn trong và ngoài nước đến tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh, trao đổi về các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, tăng 127%; đồng thời Trung tâm đã tổ chức được 208 hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước, tăng 63% so với năm 2022.

Qua các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2023, ITPC đã hỗ trợ 2.205 doanh nghiệp với 1.159 gian hàng, thu hút tổng cộng 722.122 khách tham quan. Điều nổi bật trong hoạt động xúc tiến trong nước được ghi nhận số lượng doanh nghiệp tham dự và số lượng gian hàng hỗ trợ rất lớn; hoạt động xúc tiến nước ngoài nổi trội về các yếu tố hiệu quả chương trình, như đạt doanh thu trên 333 tỷ đồng; số lượng biên bản ký kết đạt 420 và số lượng hợp đồng đạt 467.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh thời gian qua ITPC đã chủ động tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Qua đó, các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng, hiệu quả hoạt động được nâng lên, nhận được nhiều đánh giá tích cực. ITPC đã tập trung cao độ các hoạt động đào tạo, huấn luyện hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nổi bật rõ nét là các hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong công tác tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư là đối tác lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, EU, Ấn Độ,… với trọng tâm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, đặc biệt thông qua Nghị quyết 98 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá giải quyết các điểm nghẽn về kinh tế xã hội của Thành phố, tạo động lực mới trong thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các dự án trọng điểm của Thành phố; đẩy nhanh tiến độ hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.

Tập trung gỡ vướng cho doanh nghiệp

Trong năm qua, TPHCM đã tổ chức thực hiện tốt Chủ đề năm 2023 “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”; cũng như quan tâm thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền Thành phố với 19 hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thu hút 3.777 lượt doanh nghiệp tham dự; tiếp nhận và giải đáp hơn 1.377 câu hỏi.

Đặc biệt, qua trang thông tin điện tử https://doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn/. Hệ thống đã tiếp nhận, điều phối và giải đáp hơn 492 câu hỏi của doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực: thuế, hải quan, ngân hàng, bảo hiểm xã hội, lao động, xây dựng, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ, an toàn thực phẩm,…và đã được các đơn vị có liên quan giải đáp cho doanh nghiệp.

Theo đánh giá của ITPC, năm 2024 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025. TPHCM có độ mở kinh tế lớn, chịu tác động nhanh, mạnh của các bất ổn kinh tế, chính trị thế giới và những khó khăn chung của kinh tế trong nước, nên kinh tế thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Trong khi đó, tình hình xuất nhập khẩu của thành phố dù được cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhưng vẫn sụt giảm so với năm 2022; các thị trường xuất khẩu lớn của Thành phố như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều sụt giảm và các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, thiết bị điện, sản phẩm từ cao su, chất dẻo… đều có kim ngạch xuất khẩu giảm.

Trong bối cảnh đó, tình hình doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn so với các năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tuy tăng về số lượng nhưng số vốn đăng ký giảm, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tăng và doanh nghiệp trở lại hoạt động giảm so với cùng kỳ.

Vì vậy, các hoạt động xúc tiến trong năm 2024 sẽ tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dũng cũng chỉ đạo, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong năm 2024 cần chú trọng đến nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng xanh, các nội dung triển khai cần gắn với định hướng thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hướng đến phát triển bền vững, Tập trung xúc tiến để thu hút đầu tư từ các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng, là thành viên cùng tham gia các Hiệp định FTA đa phương với Việt Nam. Trong đó, ưu tiên các Tập đoàn đa quốc gia liên kết với doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读