当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【paris đấu với pau】Hải quan các tỉnh phía Nam góp ý cho dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Hải quan

hai quan cac tinh phia nam gop y cho du thao nghi dinh huong dan luat hai quan

Phó cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ Nguyễn Minh Thông phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.H.

Chủ trị hội nghị,ảiquancáctỉnhphíaNamgópýchodựthảoNghịđịnhhướngdẫnLuậtHảparis đấu với pau Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, sau khi nghe ý kiến góp ý của các DN, cơ quan Hải quan sẽ tham gia ý kiến để tập trung làm rõ một số nội dung trong dự thảo nghị định, như: quy định về cửa khẩu nhập đầu tiên; địa điểm làm thủ tục hải quan; người khai hải quan; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trách nhiệm và quan hệ phối hợp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu; công tác giám sát hải quan; quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu…

Trong đó, đối với trường hợp đối tượng hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, đơn vị hải quan chủ trì tổ chức kiểm tra 1 lần, tránh tình trạng DN phải xuất trình hàng hóa nhiều lần cho việc kiểm tra của mỗi đơn vị quản lý, tiết kiệm chi phí và thời gian cho DN.

Theo dự thảo nghị định, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu, cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để được kiểm tra chuyên ngành, trong thời gian này phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.

Đối với hàng hóa cần sự bảo quản đặc biệt (hóa chất, chất dễ cháy, nổ, hàng hóa thực phẩm đông lạnh, nguyên vật liệu thuốc…), cơ quan kiểm tra chuyên ngành đồng ý cho đưa hàng về bảo quản tại những địa điểm có đủ điều kiện thực hiện giám sát hải quan theo quy định thì phải đề nghị bằng văn bản đồng thời thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành đúng quy định. Cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát đối với hàng hóa đưa về bảo quản tại những địa điểm trên theo quy định.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí máy móc, thiết bị phục vụ việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, bao gồm cả việc kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan và kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan khác tại các cửa khẩu quốc tế có lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lớn. Các cơ quan nhà nước tại cửa khẩu có trách nhiệm bố trí lực lượng để phối hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Luật Hải quan.

Với quy định trong dự thảo nghị định sẽ thu hẹp hơn nhiều so với các quy định hiện đại. Vậy trách nhiệm của DN và cơ quan Hải quan đến đâu đối với công tác quản lý cần phải được bàn thảo và quy định chi tiết, tránh tình trạng DN tự ý đưa hàng ra thị trường tiêu thụ khi chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc tình trạng DN chây ỳ không nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành để hoàn tất thủ tục hải quan.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị hải quan địa phương đều cho rằng, dự thảo nghị định có nhiều nội dung mới, cải cách rất nhiều đối với phương thức quản lý của cơ quan Hải quan theo hướng quản lý tập trung, hiện đại, giảm rất nhiều khâu thủ tục, giấy tờ rườm rà, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của DN.

Các đơn vị hải quan đã tập trung thảo luận phân tích góp ý về các nội dung: cửa khẩu nhập đầu tiên, kiểm tra sau thông quan, trị giá tính thuế, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành…

Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.Cần Thơ Nguyễn Minh Thông cho rằng, dự thảo nghị định đã có nhiều nội dung rất cải tiến, thay đổi cách thức quản lý của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa XNK, trong đó có hàng hóa gia công, SXXK. Theo ông Thông, chính sách nên hướng đến đối tượng DN nhỏ và vừa vì đối tượng này chiếm phần lớn hiện nay. Trên thực tế có những DN sản xuất giày dép quy mô vài ngàn công nhân nhưng hệ thống quản lý của DN rất sơ sài, nên việc xây dựng định mức theo yêu cầu của cơ quan Hải quan rất sơ sài, làm cho có, việc xuất nguyên phụ liệu ra sản xuất không có phiếu theo dõi. Phải phân loại DN, bởi trên thực tế có nhóm công ty TNHH thành lập ra, văn phòng cũng không có, nếu có chỉ là phòng thuê nhỏ xíu, không có máy móc, thiết bị làm việc, rủi ro cao sẽ rất cao.

Liên quan đến hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, ông Thông cho biết, Hải quan Cần Thơ chủ yếu làm thủ tục cho DN sản xuất thủy sản, một số là DN gia dày có lượng lao động lớn, liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý chuyên ngành, làm thế nào đưa được trách nhiệm của các bộ, ngành này vào nghị định. Chẳng hạn một lô hàng thủy sản xuất khẩu của DN trị giá vài trăm ngàn USD, Hải quan phân luồng Xanh, thông quan ngay, nhưng DN phải chờ Giấy miễn kiểm tra của cơ quan chứng nhận nông lâm thủy sản mất mấy ngày.

Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa Ngô Sơn bày tỏ quan điểm trăn trở nhất về quản lý hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, cần có cơ chế quản lý phù hợp để rút ngắn thời gian kiểm tra cho DN. Kiểm tra về xăng dầu nhưng trên địa bàn không có địa điểm, phải đưa vào TP.HCM hoặc chuyển ra Đà Nẵng để giám định.

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Dương Hồng Hạnh cho biết, chưa nói rõ về vai trò vị trí của ICD, cần phải quy định và áp dụng thống nhất trong cả nước. Hồ sơ hoàn thuế còn phức tạp với nhiều loại giấy tờ, trong khi đó, nhiều loại chứng từ này trên hệ thống mạng thông tin của ngành đã đầy đủ như tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu, cần giảm bớt các loại chứng từ đã có trên hệ thống, tạo thuận lợi cho DN. Bãi bỏ tờ khai nguồn gốc đối với xe ô tô, vì hiện nay mỗi chiếc xe NK lại phải cấp bộ bộ tờ khai nguồn gốc, rất phức tạp.

Kết luận hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã ghi nhận các nội dung góp ý của các đơn vị hải quan địa phương, Ban biên tập dự thảo Nghị định sẽ xem xét chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp…

分享到: