TPHCM thiếu 1.500 tấn rau,ồncunghàngloạtnôngsảnđangvượtcầkqbd han quoc 2 400.000 quả trứng/ngày trong khi miền Tây thừa ế | |
Bộ NN&PTNT đề nghị 6 bộ cùng vào cuộc gỡ khó tiêu thụ nông sản | |
Xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản vùng dịch chính quy |
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi họp báp |
Trong số này có 85 đầu mối cung cấp rau củ, 102 đầu mối trái cây, 157 đầu mối thủy hải sản, 24 đầu mối lương thực và 20 đầu mối các mặt hàng khác. Ngoài ra, 12/13 tỉnh ĐBSCL cũng cấp qua tổng cục Thủy sản có 148 đơn vị nuôi trồng thủy sản với nhiều loại khác nhau sẽ thu hoạch trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc kết nối qua các đầu mối đã bước đầu mang lại nhiều kết quả tích cực. Tổng công tác đã ghi nhận có trường hợp 1 hợp tác xã bán được 200 tấn rau trong 1 ngày, có hợp tác xã ký được hợp đồng tiêu thụ trị giá 100 triệu đồng
Tuy nhiên, trong tổng số 388 đầu mối kể trên, nhiều mặt hàng trái cây, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản đang có dấu hiệu thừa. Cụ thể, nhóm rau củ tăng đột biến sản lượng khoai lang tím và khóm (dứa). Trong khi đó dưa leo có dấu hiệu cung vượt cầu.
“Nhóm trái cây có số lượng đăng kí tăng cao nhất là nhãn, lượng cung các đầu mối trên 700 tấn/ngày. Nhãn và chuối đang có dấu hiệu khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp thu mua không thể tiếp cận hết các địa bàn” – đại diện tổ công tác cho biết.
Mặt hàng chanh các loại cũng ghi nhận tăng đột biến. Thủy sản ghi nhận sản lượng tăng nhanh của tôm, cua, cá nước mặn. Số đầu mối sản phẩm chăn nuôi cung cấp ít nhưng có dấu hiệu dư thừa của thịt gà lông trắng, chim bồ câu ở khu vực các tỉnh miền Đông.
Tổ công tác dự báo những ngày sắp tới, các mặt hàng dưa leo, nhãn, khóm, chanh, chuối, khoai lang, gà lông trắng, cua và tôm nước mặn sẽ cung vượt cầu. Để thúc đẩy tiêu thụ, tổ công tác đã trực tiếp tìm nguồn hàng và kết nối thành công cho 16 hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp và doanh nghiệp thu mua. Số đơn hàng giao dịch thành công được ghi nhận ban đầu là 24 đơn hàng được báo cáo qua tổ. Số lượng giao dịch thực tế rất lớn do người mua tìm được đầu mối liên lạc ở các tỉnh và liên hệ trực tiếp để mua.
Nhiều tỉnh hình thành các điểm bán hàng nhu yếu phẩm cho người dân đáp ứng các biện pháp phòng dịch như huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), thành phố Bến Tre, thành phố Vị Thanh - Hậu Giang… Tuy nhiên còn nhiều huyện không nắm sát tình hình sản xuất và cung cấp hàng hóa, số liệu sản lượng không chính xác, khi tìm được doanh nghiệp mua hàng thì tỉnh đã hết hàng hoặc không có năng lực gom hàng giao cho HTX.
Tổ công tác cũng ghi nhận có dấu hiệu thiếu hàng hóa cục bộ trong hệ thống các chuỗi siêu thị tại một số tỉnh do đứt gãy vận chuyển từ các kho tổng; một số siêu thị, như ở Bến Tre tăng rất lớn lượng rau mua từ các tỉnh khác.
Ngoài ra, tại 19 tỉnh, đã có một số nhà máy, cơ sở chế biến và giết mổ đang tạm dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ hoặc không đủ công nhân do phong tỏa.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, việc tổ chức “3 tại chỗ” của các cơ sở giết mổ, chế biến gặp khó khăn rất lớn so với các loại hình sản xuất khác do diện tích nhỏ, thường xuyên ẩm ướt nên không thể bố trí cho người lao động ăn ngủ tại chỗ được.
Hạn chế thấp nhất nơi thừa, nơi thiếu
Để nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm, ông Trần Thanh Nam cho biết, những ngày qua, Tổ Công tác 970 đã tham gia hỗ trợ xử lý một số tình huống liên quan đến xe chở hàng khó khăn khi qua các chốt kiểm dịch; hỗ trợ các tổ hợp tác và hợp tác xã hoàn thành các chứng nhận pháp lý để giao dịch với doanh nghiệp; thành lập các nhóm hỗ trợ người dân thu hoạch nông sản kịp giao cho doanh nghiệp.
Ông Nam cũng cho biết, dự kiến ngày 29/7 tới, Tổ công tác sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức diễn đàn xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau củ; ngày 31/6 tổ chức diễn đàn xúc tiến sản phẩm gia cầm; đồng thời công bố số điện thoại đường dây nóng gồm một số điện thoại bàn và 3 số điện thoại di động hoạt động 24/7 để giải đáp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xử lý các vướng mắc của công tác tiêu thụ nông sản.
Tại TPHCM, Tổ Công tác 970 và Bộ Công Thương đã khảo sát thực địa tại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, xem xét, cân nhắc trong khi các chợ đầu mối chưa mở cửa trở lại có thể tính đến các phương án mở một số điểm tập kết nông sản, trạm trung chuyển nông sản tạm thời, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt đáp ứng các yêu cầu phòng dịch Covid-19.
Ông Trần Thanh Nam đề nghị chính quyền các địa phương bên cạnh tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 cần cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, các loại vật tư nông nghiệp xuất, nhập tỉnh được lưu thông thuận tiện; đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, vật tư do khó khăn trong lưu thông.
Đồng thời tăng cường cập nhật thông tin cung – cầu để điều tiết kịp thời, hạn chế thấp nhất nơi thừa nơi thiếu. Các doanh nghiệp có công suất giết mổ lớn có điều kiện đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 có các phương án, chuẩn bị kế hoạch giết mổ lượng lớn gia súc, gia cầm nếu các cơ sở chế biến giết mổ ở các tỉnh lân cận gặp sự cố dịch Covid-19. Sở Y tế các địa phương sớm hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện an toàn phòng dịch để các cơ sở chế biến giết mổ sớm hoạt động trở lại.
Tổ công tác cũng đề nghị chính quyền các địa phương quan tâm động viên và hỗ trợ các nhà máy chế biến, đóng gói, cơ sở giết mổ đang gặp khó khăn duy trì sản xuất; thường xuyên kiểm tra, rà soát các nguồn cung nông sản; ưu tiên tiêm vacxin và tổ chức test nhanh tại các cơ sở chế biến, giết mổ, đầu mối thu gom nông sản, thủy sản, doanh nghiệp, thương lái thu mua sản phẩm cho bà con và công nhân đi làm ở các nhà máy, cơ sở chế biến, giết mổ, sơ chế, đóng gói, bốc xếp, tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa.