【7m.cn mao cao】Nhật Bản thay đổi quan niệm về kinh tế tiêu dùng và an ninh quốc gia

Bảo đảm thanh khoản của tổ chức tín dụng và nền kinh tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản
Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng thẻ “my number”.
Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng thẻ “my number”.

Người Nhật vốn được đánh giá là có tư duy bảo thủ, nên những áp lực từ bên ngoài thường là động lực quan trọng nhất để họ thay đổi tư duy, bãi bỏ các quy định lỗi thời và thúc đẩy cải cách.

Cuộc khủng hoảng toàn diện liên quan đại dịch Covid-19 đã phơi bày thực tế một xã hội Nhật Bản chậm chạp trong quá trình số hóa, bao gồm cả trong cơ quan chính quyền. Có thể thấy các thủ tục hành chính yêu cầu người dân phải có mặt hoặc việc nộp văn bản giấy vẫn tồn tại khá phổ biến tại Nhật Bản ngay khi Internet phát triển rộng rãi.

Ngoài ra, “văn hóa dùng tiền mặt” vẫn chưa thể được thay thế bằng các hình thức thanh toán trực tuyến. Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy những bất tiện này và đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình số hóa. Tiêu biểu nhất cho nỗ lực này là việc phát hành thẻ “my number”. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, hiện đã có 85 triệu người đăng ký sử dụng thẻ “my number” (67,7% dân số nước này). Tốc độ tăng khá nhanh so với tỷ lệ chỉ 16% ở thời điểm tháng 4/2020. Trước đó, sự thiếu quyết liệt của Chính phủ và dư luận xã hội về việc vi phạm quyền riêng tư chính là rào cản lớn khiến quá trình số hóa tại Nhật Bản diễn ra chậm hơn so với các nước phát triển.

Một vấn đề khác được chỉ ra là Nhật Bản có quá nhiều “huyền thoại sản xuất”, khiến nước này tụt hậu so với quá trình chuyển đổi cơ cấu tư bản chủ nghĩa được hỗ trợ bởi công nghệ số. Theo Giáo sư Toru Morodomi của trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã bị bỏ lại phía sau trong vòng quay phi vật chất hóa của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, trung tâm của giá trị kinh tế đã chuyển dịch đáng kể từ hàng hóa vật chất đơn thuần sang giá trị phi vật chất như thông tin, dịch vụ và tiện ích.

Xu hướng phi vật chất giá trị kinh tế của sản phẩm không chỉ giới hạn trong ngành dịch vụ mà còn tiến triển nhanh chóng ở các ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Điều này đến từ tình trạng bão hòa sản xuất đơn thuần và các tiện ích kèm theo mới là điểm quyết định. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn “bám trụ” với các “huyền thoại sản xuất” trong quá khứ. Ví dụ điển hình là ngành sản xuất ô tô đang có xu hướng hội nhập mạnh hơn với ngành dịch vụ. Xu hướng tương lai là xe ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển thông thường mà còn được phát triển như một phương tiện dịch vụ như sử dụng chế độ lái tự động thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) cũng như cung cấp các loại hình giải trí như âm nhạc, xem video. Có nghĩa là giá trị vật chât của xe ô tô sẽ giảm đi và giá trị phi vật chất tăng dần.

Ở khía cạnh an ninh, xung đột Nga-Ukraine đang tạo ra áp lực thay đổi mới về quan điểm an ninh của Nhật Bản. Tháng 12/2022, Chính phủ Nhật Bản đã công bố 3 văn kiện an ninh mới nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Sự kiện này không dẫn đến những cuộc biểu tình quy mô lớn tương tự thời điểm ban hành Luật An ninh năm 2015. Điều này cho thấy quan điểm của người Nhật Bản về vấn đề an ninh đã thay đổi khi cái nhìn thực tế về an ninh quốc gia hoàn toàn không mâu thuẫn với quan điểm một quốc gia yêu chuộng hòa bình.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
下一篇:Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng