设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhan đinh bong đa net】Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 2025 正文

【nhan đinh bong đa net】Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 2025

来源:88Point 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-12 03:02:09
Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 2025

Trong năm 2025, động lực tăng trưởng chính cần tập trung vào các ngành công nghệ cao. Ảnh tư liệu

PV:Quan sát bức tranh kinh tế Việt Nam 2024, ông có bình luận gì về tăng trưởng của Việt Nam?

Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 2025

Ông Jonathan London:Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024 phản ánh sự kết hợp giữa triển vọng lạc quan và những thách thức trong bối cảnh toàn cầu phức tạp. Nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và sự phục hồi của khu vực tài chính.

Tình hình tài khóa của Việt Nam đã cải thiện, nợ công giảm và sự chú ý được đổi mới đối với tăng trưởng năng suất và đa dạng hóa kinh tế. Chính phủ nhận thức rõ sự cần thiết của các khoản đầu tư vào năng lượng xanh, hạ tầng bền vững và lực lượng lao động có kỹ năng – những yếu tố then chốt cho phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 6,1% thể hiện sự bền bỉ, nhưng sự lạc quan này vẫn bị ảnh hưởng bởi các bất ổn toàn cầu.

Thúc đẩy các chính sách chuyển đổi xanh

Theo ông Jonathan London, dù triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 khá hứa hẹn, thành công lâu dài sẽ đòi hỏi hành động quyết liệt để giải quyết các điểm yếu cấu trúc, thúc đẩy các chính sách chuyển đổi xanh và thích ứng với những thay đổi trong động lực toàn cầu.

Việt Nam đang đối mặt với các rủi ro địa chính trị gia tăng, bao gồm tác động của chính sách thương mại của Hoa Kỳ, nhu cầu bên ngoài suy yếu và ảnh hưởng của các cơ chế thương mại toàn cầu như Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon của Liên minh châu Âu. Những thách thức này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu, khi xuất khẩu chiếm tới 94% GDP, khiến khả năng dựa vào nhu cầu nội địa để bù đắp những gián đoạn thương mại toàn cầu trở nên hạn chế.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần vượt qua những điểm yếu mang tính cấu trúc, chẳng hạn như tăng trưởng năng suất thấp, đầu tư chưa đủ vào đổi mới sáng tạo và giáo dục đại học, cũng như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Những yếu tố này tạo ra rủi ro đáng kể đối với khả năng cạnh tranh dài hạn của Việt Nam và làm gia tăng nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

PV:Ông dự báo thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025? Đâu sẽ là động lực tăng trưởng, thưa ông?

Ông Jonathan London:Trong năm 2024, các động lực tăng trưởng của Việt Nam vẫn giữ được tính ổn định so với các năm trước. Việt Nam đã củng cố vị thế như một cường quốc sản xuất, với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh khi các công ty chuyển dịch sản xuất để tránh các lệnh trừng phạt thương mại và tích hợp vào chuỗi cung ứng Đông Á. Điều này phản ánh những lợi thế chiến lược của Việt Nam, bao gồm lực lượng lao động có kỹ năng, chi phí cạnh tranh và vị trí thương mại thuận lợi. Sự quan tâm đến Việt Nam như một điểm đến đầu tư công nghệ cao cũng rất triển vọng, cho thấy khả năng thay đổi trong tương lai.

Tuy nhiên, phần lớn sự tăng trưởng này mang tính mở rộng, dựa trên việc tăng sản lượng, sử dụng nhiều lao động hơn và đầu tư thêm vốn vào các ngành công nghiệp hiện có. Để đảm bảo triển vọng kinh tế tích cực vào năm 2025 và những năm tiếp theo, Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng thâm sâu, tập trung vào cải thiện năng suất, đổi mới sáng tạo, và phát triển các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

Trong năm 2025, các động lực tăng trưởng chính cần tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng. Cải cách trong cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng, cùng với hệ thống tài chính, bao gồm cải thiện thị trường vốn và các ưu đãi thuế cho đổi mới sáng tạo, sẽ là yếu tố then chốt. Tăng trưởng thâm sâu được củng cố bởi những thay đổi cơ cấu này, là yếu tố thiết yếu để Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình và đạt được sự phát triển bền vững, toàn diện.

PV:Năm 2025, Quốc hội Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7%, cố gắng phấn đấu để đạt 7-7,5%. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn, mạnh dạn đặt mục tiêu 8% năm 2025. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu này?

Ông Jonathan London: Tình hình kinh tế Việt Nam vào năm 2025 được nhiều người đánh giá là khá lạc quan. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đặt ra phản ánh sự tự tin của Chính phủ và niềm tin vào tiềm năng của Việt Nam trong bối cảnh cuối năm 2024, nhiều tổ chức và nhà quan sát quốc tế cũng chia sẻ sự lạc quan này. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trên 7% có khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam như tình hình thương mại toàn cầu.

Điều đáng chú ý là phần lớn động lực tăng trưởng hiện tại của Việt Nam vẫn dựa vào các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ và xây dựng, với sự gia tăng mạnh mẽ của FDI. Tuy nhiên, các lĩnh vực này chủ yếu mang tính tăng trưởng mở rộng, dựa trên việc tăng đầu tư vào lao động và vốn thay vì cải thiện hiệu quả và giá trị gia tăng. Để đạt được tăng trưởng theo chiều sâu, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có năng suất cao hơn như công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Song, tôi xin nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần những cải cách quyết liệt nhằm thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng suất, xây dựng cơ sở hạ tầng xanh. Nếu các xu hướng tích cực từ năm 2024 tiếp tục và nếu Chính phủ gửi đi các tín hiệu rõ ràng để khuyến khích đầu tư chiến lược, mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững chắc chắn nằm trong tầm tay.

PV:Xin cảm ơn ông!

Triển vọng về "bước đột phá" trong hiệu suất kinh tế của Việt Nam

Trả lời câu hỏi Việt Nam cần làm gì để tạo nên sự “bứt phá” của con Rồng Việt Nam trong năm 2025, ông Jonathan London cho biết, có rất nhiều sự phấn khích về triển vọng cho một "bước đột phá" trong hiệu suất kinh tế của Việt Nam. Ông tin rằng, một bước đột phá như vậy là khả thi và có nhiều khả năng xảy ra hơn bất kỳ thời điểm nào trong 30 năm nghiên cứu về Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam cần gửi đi những tín hiệu và chứng minh ý định chuyển đổi nền kinh tế của mình thành một cường quốc kinh tế khu vực, đẩy nhanh sự phát triển thành một nền kinh tế có năng suất cao hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của một xã hội bao trùm, xanh và công bằng, phục vụ lợi ích và phúc lợi của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Theo vị cố vấn kinh tế của UNDP, có một số biện pháp chính sách có thể được áp dụng vào năm 2025 để đưa Việt Nam vững chắc hơn trên con đường này. Các chuyển đổi kinh tế không thể diễn ra chỉ trong một năm. Tuy nhiên, những thay đổi then chốt về chính sách hoàn toàn có thể tạo ra một bước đột phá.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, thực tế, các bằng chứng cho thấy Việt Nam đã có thể đã bắt đầu rơi vào bẫy thu nhập trung bình do tăng trưởng năng suất chậm và việc các cải cách kinh tế chưa đủ để khuyến khích đầu tư vào con người, công nghệ và hạ tầng thiết yếu. Vì vậy, những đột phá quan trọng trong hiệu suất của Việt Nam sẽ không xảy ra nếu Việt Nam không thực hiện các thay đổi then chốt trong chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó cần có các chính sách để tạo điều kiện khuyến khích đầu tư công và tư.

热门文章

0.1019s , 7587.046875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【nhan đinh bong đa net】Lạc quan với mục tiêu tăng trưởng 2025,88Point  

sitemap

Top