当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả bóng đá.com】Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo: vấn đề cấp thiết 正文

【kết quả bóng đá.com】Liên kết chuỗi giá trị lúa gạo: vấn đề cấp thiết

2025-01-24 23:29:12 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:225次

Bài 5: Tăng cường liên kết,ếtchuỗigitrịlagạovấnđềcấpthiếkết quả bóng đá.com phát triển ngành hàng lúa gạo

Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng, lợi thế to lớn về nông nghiệp, là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước nhưng khâu liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo thời gian qua chưa thật sự chặt chẽ. Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang xung quanh vấn đề này, ông Trần Hữu Hiệp (ảnh), Ủy viên chuyên trách kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho biết:

- Nếu như vào năm 1990, sản lượng lương thực của vùng chỉ 9,48 triệu tấn và đã tăng lên 16,7 triệu tấn vào năm 2000, đạt 19,24 triệu tấn vào năm 2005 và hơn 25,6 triệu tấn vào năm 2015, chiếm 53% sản lượng, cung cấp 92% lượng gạo xuất khẩu quốc gia, khoảng 20% lượng gạo thương mại toàn cầu. Sản lượng lúa ĐBSCL tăng chủ yếu do tăng năng suất nhờ ứng dụng giống lúa mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư và năng lực, trình độ kỹ thuật canh tác của nông dân được nâng lên. Một số địa phương còn canh tác thêm lúa vụ 3, tuy gia tăng sản lượng, nhưng cũng kéo theo các hệ lụy do đê bao cục bộ, tác động đến môi trường, tăng độ bạc màu của đất đai…

Thời gian qua, ông có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến sản xuất nông nghiệp, vậy ông có nhận định như thế nào về ngành lúa gạo ở ĐBSCL ?

- Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành lúa gạo vùng ĐBSCL đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần quyết định đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực vươn lên trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Tuy nhiên, những thành tích đã qua không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công tới. Sản xuất nhiều gạo hơn, xuất khẩu gạo thô nhiều hơn không hẳn là giải pháp cho an ninh lương thực và giúp nông dân làm giàu mà cần cách tiếp cận đa ngành, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa đáp ứng cho mục tiêu chính trị - xã hội - công cộng và kinh tế - thương mại - tạo lợi nhuận hợp lý và bền vững cho nông dân. Trồng lúa trước yêu cầu mới, không chỉ đơn thuần là một ngành trồng trọt, mà nó phải được gắn kết theo chuỗi giá trị lúa gạo, từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, tồn trữ đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, phải kết nối cung - cầu tốt nhất. Nó phải là quá trình hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo và xây dựng nông thôn mới. Phát triển ngành hàng lúa gạo cần phải đặt trong yêu cầu tổng thể đó.

Tăng cường liên kết vùng sẽ nâng cao được giá trị lúa gạo.

Với chuỗi sản xuất lúa gạo hiện nay ở ĐBSCL, ông thấy có vấn đề gì ?

- Theo một số nghiên cứu thì chuỗi giá trị ngành lúa gạo ĐBSCL, từ nhà cung cấp đầu vào cho đến người tiêu dùng cuối cùng có 9 tác nhân chủ yếu tham gia. Một số tác nhân tiêu biểu như nông dân; thương lái (hàng xáo); nhà máy xay xát, lau bóng gạo; đại lý vật tư nông nghiệp ở nông thôn; doanh nghiệp kinh doanh lương thực; vai trò của Nhà nước…

Bên cạnh các tác nhân khác, thời gian qua, Nhà nước đã hoạch định cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo sản xuất lúa, điều tiết thị trường, xuất khẩu gạo, gắn với chiến lược an ninh quốc gia. Nhà nước thực hiện các can thiệp để đảm bảo nguồn cung lúa gạo, bình ổn thị trường và thu nhập của người nông dân. Sự can thiệp của Nhà nước qua việc hỗ trợ sản xuất lúa, đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, cung cấp dịch vụ công, hỗ xây dựng vùng nguyên liệu và ký kết hợp đồng nông sản… Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước đã mang lại thành tựu to lớn của ngành lúa gạo, nhưng cũng còn nhiều cơ chế, chính sách bất cập, chưa đi vào trọng tâm, không đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, thực hiện rời rạc, lãng phí nguồn lực.

Bên cạnh các tác nhân nêu trên, thời gian qua có các nghiên cứu nào trước và sau chuỗi lúa gạo để giúp nâng cao giá trị hạt gạo, thưa ông ?

- Ngoài các tác nhân nêu trên, có thể kể đến vai trò của các môi giới mua lúa, thương nhân phân phối và bán lẻ trong nước hoặc tại các chợ đầu mối lúa gạo, vai trò các siêu thị… Hiện vẫn còn rất ít các nghiên cứu về các tác nhân “trước chuỗi” như cơ sở làm giống lúa, doanh nghiệp sản xuất vật tư, phân bón; hay các tác nhân “sau chuỗi” như dùng gạo chế biến rượu, làm bánh, dùng trấu, rơm rạ để phát triển sản phẩm sau gạo. Đây cũng được xem là điểm yếu của chuỗi giá trị gạo Việt, tác động đến giá trị gia tăng của gạo xuất khẩu và hiệu quả của xuất khẩu gạo mang lại còn thấp.

Với những hạn chế này thì theo ông ngành lúa gạo ở Hậu Giang cần phát triển theo hướng nào ?

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 nêu rõ: nông - lâm - ngư nghiệp có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển. Định hướng tới, tỉnh đã chọn lúa gạo là một trong các sản phẩm chủ lực của Hậu Giang để phát triển theo chiều sâu và tập trung tạo bước đột phá mới. Tỉnh đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao 32.000ha và xây dựng thương hiệu lúa Hậu Giang 1; Hậu Giang 2 (HG1; HG2). 

Ngành lúa gạo bao gồm sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo của Hậu Giang vừa mang đặc điểm chung của vùng ĐBSCL, vừa là một phần quan trọng với đặc điểm riêng, có điểm mạnh và hạn chế riêng trong lợi thế so sánh vùng. Thực tế cho thấy, lúa gạo được chọn là sản phẩm chủ lực của Hậu Giang, nhưng cũng là sản phẩm chủ lực của nhiều địa phương khác và cũng chính là sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL và của quốc gia. Qua số liệu thống kê và thực tiễn cho thấy, dưới góc nhìn so sánh vùng thì lúa gạo Hậu Giang chưa có lợi thật sự về quy mô diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu so với các tỉnh khác. Vì vậy, Hậu Giang cần chọn hướng đi riêng, đầu tư chiều sâu, gắn kết với định hướng đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, là một trong 3 địa phương của ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước. Đồng thời, phải tăng cường liên kết với các địa phương khác trong vùng để đảm bảo nguồn nguyên liệu trước mắt cho chế biến, xuất khẩu hoặc lựa chọn phân khúc đầu tư cho các sản phẩm sau gạo có giá trị gia tăng cao. Điều đó, đặt ra yêu cầu cho Hậu Giang là phải vừa nâng cao năng lực cạnh tranh từ nhỏ về quy mô, sản lượng sang đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng bằng hàm lượng chất xám, quy hoạch kết nối sản xuất - thị trường, tổ chức sản xuất, vận hành thể chế; đồng thời phải tăng cường liên kết vùng, cạnh tranh trong liên kết chứ không phải cạnh tranh đối đầu trong phát triển ngành hàng lúa gạo.

Theo ông, để ngành lúa gạo ĐBSCL phát triển bền vững, cần thực hiện các giải pháp nào ?

- Trước mắt cần rà soát, quy hoạch lại các sản phẩm chủ lực, trong đó có lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, dựa trên lợi thế cạnh tranh, tránh dàn trải để tập trung đầu tư chiều sâu. Áp dụng rộng rãi VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch để giảm thất thoát, nâng cao chất lượng lúa gạo và giá trị gia tăng của sản phẩm. Cần tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường. Tăng cường liên kết vùng chuyên canh và tập trung sản xuất, liên kết chuỗi sản xuất, liên kết thị trường - doanh nghiệp và liên kết vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức mạng lưới liên kết theo mô hình để làm hạt nhân liên kết chặt chẽ hơn là các hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản lỏng lẻo, thường bị phá vỡ hợp đồng do những biến động về giá cả như thời gian qua. Vấn đề nữa là cần có quy hoạch, phân luồng đào tạo chuyên môn và dạy nghề, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, phù hợp, cán bộ quản lý có năng lực để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất hay khu công nghiệp sản xuất hàng hóa chủ lực của vùng để chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL thật sự bền vững…

Xin cảm ơn ông !

HOÀI THU thực hiện

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜