Đổi mới phương thức quản lý chuyên ngànhÔng Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng,ệpgặpkhóvìnhiềuquyđịnhtráiLuậtrang nha cai uy tin hiện nay có các danh mục thuộc đối tượng quản lý và kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Hóa chất. Do đó, dẫn đến một sản phẩm, hàng hóa có thể thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành của tất cả các luật này. “Chẳng hạn như mặt hàng sữa chua, pho mát vừa phải kiểm dịch động vật theo quy định của Bộ NN&PTNT,vừa phải kiểm tra ATTP theo quy định của Bộ Công Thương. Hay thịt và các sản phẩm từ thịt vừa phải kiểm tra chất lượng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra ATTP theo quy định của Bộ NN&PTNT”, ông Linh ví dụ. Do đó, cần phải đổi mới cách quản lý khi chuyển từ quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm để vẫn quản lý được rủi ro của chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng có cải tiến hơn để tạo điều kiện thông thoáng tốt nhất cho doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các quy định này. “Đối với SPHH chịu sự quản lý của nhiều Bộ quản lý chuyên ngành hoặc phải thực hiện nhiều biện pháp quản lý khác nhau khi nhập khẩu như: kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP, kiểm dịch động, thực vật, đề nghị xem xét lựa chọn biện pháp quản lý thích hợp nhất và giao cho một đầu mối thực hiện”, ông Linh đề xuất. Bà Nguyễn Mai Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy: Có nhiều quy định được các Bộ ngành ban hành trái với Luật hiện hành cần được rà soát, gỡ bỏ |