【cho số đề miền nam】Giữ nguyên biên chế ngành Thuế, Hải quan trong 5 năm tới
Vốn đầu tư cho thuế, hải quan chưa đạt mức được duyệt
Tại phiên họp, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính và khoán biên chế giai đoạn 2011-2015, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết đây là giai đoạn rất khó khăn trong công tác thu NSNN, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực của cán bộ, công chức, Tổng cục Thuế (TCT), Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã hoàn thành vượt chỉ tiêu thu NSNN được giao (vượt 6,46%).
Toàn ngành đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, hải quan tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuế, hải quan. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ, cơ sở vật chất, hiện đại hóa ngành.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên cơ chế tài chính đối với TCT, TCHQ còn một số khó khăn. Cụ thể như, mức kinh phí được giao hàng năm của hai cơ quan chưa đạt tỷ lệ 1,9% trên dự toán thu NSNN đã được Quốc hội phê duyệt (TCT bình quân đạt 1,68%, TCHQ bình quân đạt 1,72%).
Trong đó, vốn đầu tư xây dựng nguồn ngân sách tập trung hàng năm Nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân bổ chiếm 10% trong cơ chế, thực tế giao cho TCT mới đạt 24,8%, TCHQ mới đạt 25,8% mức được hưởng, dẫn đến trong giai đoạn 2011-2015, hai cơ quan này đã phải chủ động cân đối phân bổ sử dụng dự toán mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị bố trí cho đầu tư xây dựng để đáp ứng điều kiện làm việc….
Để lại kinh phí 1,8% cho ngành Thuế, 2,1% cho ngành Hải quan
Để ngành Thuế, Hải quan hoàn thành các mục tiêu về thu ngân sách, đẩy mạnh hiện đại hoá, cải cách đáp ứng xu hướng hội nhập trong giai đoạn 5 năm tới, Chính phủ trình UBTVQH cho phép TCT, TCHQ được tiếp tục thực hiện Cơ chế quản lý tài chính và biên chế trong giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, biên chế của TCT, TCHQ được xác định trong phạm vi tổng số biên chế Nhà nước giao cho Bộ Tài chính. Cụ thể, TCT, TCHQ tiếp tục duy trì biên chế từ năm 2016 trở đi theo chỉ tiêu biên chế được Bộ Tài chính giao đến tháng 3/2015. (TCT 43.438 biên chế, gồm 43.323 công chức và 115 viên chức; TCHQ 10.949 biên chế, gồm 10.667 công chức và 282 viên chức).
Về cơ chế tài chính, nhu cầu kinh phí đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ thu NSNN và các mục tiêu của ngành Thuế trong giai đoạn 2016 - 2020 là 82.974 tỷ đồng (bình quân 16.595 tỷ đồng/năm). Dự kiến số thu NSNN do TCT thực hiện làm căn cứ xác định tỷ lệ là 4.610.560 tỷ đồng (không bao gồm các khoản thu khác ngân sách, thu tại xã, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận còn lại, thu bán cổ phần vốn nhà nước, khoản dự kiến tăng thu do thay đổi chính sách thuế và xác định giá dầu thô theo phương án 50 USD/thùng).
Do đó, Chính phủ đề xuất dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của TCT (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, hiện đại hóa ngành) được ổn định là 1,8% trên dự toán thu NSNN hàng năm.
Đối với TCHQ, nhu cầu kinh phí của ngành Hải quan trong giai đoạn 2016-2020 là 35.893 tỷ đồng (bình quân 7.178 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau khi rà soát, Chính phủ đề xuất nhu cầu kinh phí tối thiểu đảm bảo hoạt động của TCHQ giai đoạn 2016-2020 là 30.416 tỷ đồng (bình quân 6.083 tỷ đồng/năm).
Số thu NSNN do ngành Hải quan thực hiện theo định hướng trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 làm căn cứ xác định tỉ lệ là 1.448.400 tỷ đồng. Do đó, Chính phủ đề xuất dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động của TCHQ được ổn định là 2,1% trên dự toán thu NSNN hàng năm.
Cần đầu tư mạnh cho ngành Thuế, Hải quan trong 5 năm tới
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều nhất trí quan điểm cần thiết phải đầu tư để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Thuế, Hải quan.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá hai đơn vị đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, được các đại biểu đánh giá cao. Tuy nhiên, “đã làm tốt không có nghĩa là không điều chỉnh cơ chế” để tạo thuận lợi cho các cán bộ ngành hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng phải xem lại việc vốn đầu tư xây dựng cho hai ngành chưa đạt yêu cầu trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng, hiện đại hoá còn rất lớn. Đặc biệt để đáp ứng các mục tiêu về cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan thời gian tới, ngành Thuế, Hải quan cần phải chú trọng nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị. “Phải tính toán cho xong hai việc lớn này trong 5 năm tới. Một là xây dựng cơ bản, hai là mua sắm trang thiết bị”, ông Ksor Phước nói.
Ủng hộ đề xuất của Chính phủ về mức kinh phí 1,8% cho ngành Thuế và 2,1% cho Hải quan, ông Ksor Phước cũng lưu ý việc thực hiện chủ trương giảm biên chế phải cân nhắc kỹ để đáp ứng yêu cầu phát triển của DN trong tình hình hội nhập sắp tới.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng công việc của ngành Thuế, Hải quan thời gian tới sẽ tăng rất nhiều so với trước. Vì vậy, việc tinh giản, điều chỉnh biên chế phải được cân nhắc cho hiệu quả.
“Tình hình hội nhập hiện nay hoàn toàn khác so với giai đoạn 2011 – 2015, nên yêu cầu tăng cường cho ngành Thuế, Hải quan là rất lớn, đặc biệt là về cơ sở vật chất kỹ thuật. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, nhu cầu rất nhiều, nhưng phương án đề ra là thấp nhất có thể do chúng ta còn khó khăn. Vì vậy, tôi đồng ý với phương án của Chính phủ”, ông Nguyễn Văn Hiện nói./.
H.Y