当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả bóng bồ đào nha】Vụ xe SH125i bị tố lỗi: Khách hàng phản pháo Honda Việt Nam 正文

【kết quả bóng bồ đào nha】Vụ xe SH125i bị tố lỗi: Khách hàng phản pháo Honda Việt Nam

来源:88Point   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-11 03:03:39

“Nếu những gì tôi phản ánh với báo chí là sai thì chắc chắn công văn này đã chỉ ra điểm này điểm kia khách hàng chưa đúng,ụxeSHibịtốlỗiKháchhàngphảnpháoHondaViệkết quả bóng bồ đào nhakhiếu nại sai sự thật. Đằng này, qua công văn có thể thấy phía Honda hoàn toàn đồng thuận với những thông tin mà tôi phản ánh. Tôi cho rằng, điều này cũng phần nào thể hiện việc Honda thừa nhận lỗi sai của mình”, chị Hạnh chia sẻ.

Chị cũng cho biết, sau khi đọc công văn của phía Honda, chị vô cùng bất bình bởi công vănnày đáng lẽ phải có những lời lẽ đanh thép, đề ra hướng giải quyết cụ thể cho khách hàng thì nó lại chỉ như một bản liệt kê các buổi gặp gỡ giữa khách hàng và Honda Việt Nam còn không đề cập gì đến cách thức giải quyết vụ việc cũng như quyền lợi của khách hàng.

Trong công văn đề cập đến mỗi buổi làm việc, gặp gỡ giữa các bên, Honda Việt Nam đều khẳng định vụ việc chưa kết thúc là do “khách hàng không đồng ý”.

“Tôi thấy cách nói của Honda chỉ là những lời lẽ ỡm ờ để xoa dịu báo chí và dư luận. Nếu họ thực sự thiện chí và muốn làm sáng tỏ vụ việc thì cần giải thích rõ lý do tại sao khách hàng là tôi lại không đồng ý. Đằng này họ cứ gặp gỡ, giải quyết đối phó cho xong, chưa làm thỏa đáng mong muốn, nguyện vọng của khách hàng rồi thong thả chốt lại bằng câu do “khách hàng không đồng ý” thì thực sự không thể chấp nhận được”, chị bức xúc nói.

Khách hàng Nguyễn Kim Hạnh cho rằng công văn của Honda Việt Nam chỉ mang tính đối phó

Chị cũng khẳng định, thông tin ngày 2/1/2014, đại diện của Honda Việt Namsẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương tại văn phòng của Cục quản lý cạnh tranh về khiếu nại của khách hàng là hoàn toàn sai sự thật. “Tôi đã liên hệ với Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương ngay sau khi Chất lượng Việt Nam đăng tải bài báo về công văn của Honda Việt Nam. Tuy nhiên Bộ công thương cho biết đây chỉ là buổi gặp giữa Honda Việt Nam với Bộ chứ không phải là buổi gặp gỡ 3 bên như Honda Việt Nam nói”.

Bên cạnh đó, chị Hạnh còn cung cấp thêm thông tin là trong buổi gặp gỡ giữa chị và các đại diện của Honda Việt Nam vào ngày 4/12, ông Cường – Giám đốc Head Nguyên Hùng đã bày tỏ ý định mua lại chiếc xe của chị nhưng chị không đồng ý vì muốn sự việc được giải quyết có đầu có cuối chứ không phải ngắt quãng giữa chừng để “bảo vệ danh tiếng” cho Honda Việt Nam.

Chị nói: “Ngoài việc dùng dằng, đưa ra các giải pháp tình thế, tôi còn thất vọng thêm ở các ứng xử thiếu chuyên nghiệp của một công ty lớn như Honda. Trong suốt quá trình theo đuổi vụ việc, từng rất nhiều lần tôi phải cho Honda “mượn” xe hàng chục ngày trời để kiểm tra, sửa chữa nhưng trong suốt quá trình đó không hề thấy có cuộc điện thoại nào hỏi thăm hay thông báo sơ qua cho tôi biết về tình trạng của xe. Cửa hàng Hồng Hạnh, nơi trực tiếp bán xe cho tôi cũng rất hờ hững, tôi chưa hề nhận được lời hỏi thăm nào từ phía cửa hàng này”.

Trước đó, chị Nguyễn Kim Hạnh (Khu tập thể Bách Khoa, Hai Bà Trưng, HN) cho biết, ngày 5/5/2013, chị đến cửa hàng Hồng Hạnh (phố Huế, Hà Nội) là cửa hàng ủy nhiệm của công ty Honda Việt Nam để mua xe máy. Sau khi được tư vấn, chị Hạnh quyết định mua chiếc xe SH125i màu đen (SK 028257 – SM 0028290) do Việt Nam sản xuất với giá 63 triệu đồng.

Theo phản ánh của chị Hạnh, dù mới chỉ sử dụng xe được 1 tháng, đi được khoảng 300km thì chị phát hiện xe có hiện tượng ì máy, gằn máy ở tốc độ 30 – 40km/h, xe nặng tay lái khi vận hành, khi giữ nguyên ở tốc độ 30km xe rung mạnh, khi vê ga xe cũng có hiện tượng ì máy, không thoát được động cơ. 

Điều 8, Chương I, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định về quyền của người tiêu dùng:

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Điều 23, Chương II, Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này. (Còn nữa)

 

Khách hàng tố xe SH125i dính lỗi, thất vọng Honda Việt Nam

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá