88Point88Point

【kqbđ tbn】Người nước ngoài tìm đến Việt Nam làm nông nghiệp

Từng có lần du lịch Việt Nam,ườinướcngoàitìmđếnViệtNamlàmnôngnghiệkqbđ tbn rồi gắn bó với nông dân gần 5 năm thông qua dự án từ thiện, Shiokawa Minoru, sinh năm 1983 đến từ Nhật Bản đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm của nhà nông.

Tháng 7/2010, với diện tích khoảng 1.000 m2 thuê của người dân Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk), Shiokawa tự mình cuốc đất, bắt đầu thử nghiệm mô hình trồng rau hữu cơ, nhưng sản lượng ban đầu rất thấp, trong khi việc tiêu thụ thị trường kém hiệu quả vì giá thành cao. Sau một thời gian tìm hiểu và quan sát thị trường, anh nhận thấy nhu cầu sử dụng rau hữu cơ trong cộng đồng người Nhật nói riêng tại TP HCM rất cao nên quyết định kêu gọi thêm những thực tập sinh từ Nhật cùng làm. Đến 2011, khi mọi thứ đã bắt đầu tiến triển tốt, Shiokawa nhận đặt hàng của từng hộ gia đình rồi tự mình đứng ra vận chuyển rau do công ty vận tải không biết tiếng Nhật.

Thời gian đầu kinh doanh, anh hầu như không có lợi nhuận, doanh thu không đủ bù vào chi phí nhưng tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ khiến chàng trai người Nhật này vẫn kiên trì gắn bó với ước mơ và lựa chọn của mình. Tới nay, anh đã mở rộng diện tích ra 5.000 m2 đất sản xuất, mỗi ngày cung ứng khoảng 100 kg rau sạch các loại đến người tiêu dùng ở Việt Nam.

Anh Takaya Hanaoka ăn thử rau tại vườn.

Năm 2012, sau khi được một giám đốc quỹ đầu tư người Nhật làm việc tại Việt Nam vận động và chia sẻ về vùng đất đầy tiềm năng là Lâm Đồng, hai nông dân trẻ, chủ của Công ty Lacue tại ngôi làng chuyên làm nông nghiệp Kawakami Mura có mệnh danh "Làng thần kỳ" là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) đã quyết định tới thăm dò tìm hiểu. Sau khi khảo sát, hai nông dân Nhật nhanh chóng hợp tác với một doanh nghiệp địa phương lập liên doanh An Phú Lacue để trồng rau xà lách tại huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).

Với cách thức canh tác nghiêm ngặt theo đúng kỹ thuật của làng Kawakami Mura, công ty đã trồng thử nghiệm 13 giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực vẫn là giống xà lách Mỹ mà người làng Kawakami Mura thường canh tác. Sau 70 ngày thử nghiệm, 3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên của công ty đã cho thu hoạch và được đưa đi chào hàng tại các siêu thị TP HCM. Đến nay, công ty đã nâng diện tích lên 4ha và canh tác chính thức chỉ 4 loại rau.

Tuy không tiết lộ doanh thu và lợi nhuận nhưng công ty này cho biết họ đang tiêu thụ khá tốt tại các hệ thống siêu thị ở TP HCM. Dù chưa tính tới việc hợp tác sản xuất rau xà lách với nông dân Đà Lạt, nhưng theo Takaya Hanaoca, công ty sẵn sàng chuyển giao tất cả kỹ thuật và quy trình canh tác. Trong tương lai sẽ có chương trình đưa nông dân Đà Lạt tới học tập sản xuất tại làng Kawakami Mura ở Nhật.

Không chỉ người Nhật thích thú với làm nông nghiệp ở Việt Nam mà ngay cả người đang sống tại các quốc gia châu Âu cũng tìm về Việt Nam để làm giàu từ trồng trọt.

Điển hình là ông Nghiêm Văn Minh (quê ở Hà Nội), Việt kiều sống ở Pháp hơn 40 năm đã quyết định trở về Việt Nam để đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Chọn Đà Lạt, ông mời cả chuyên gia về giống cây trồng của Pháp sang giúp nghiên cứu và định hướng kỹ thuật. Ông Minh cho hay, đến cuối 2012, ông đã thành công trong việc canh tác dâu tây cho năng suất và chất lượng cao.

Bên cạnh thành công của dâu tây, ông Minh còn trồng thêm dưa lưới trong nhà kính. Vì đất ở Đà Lạt còn nhiễm nhiều tạp chất, ông đã trồng dưa lưới bằng giá thể đựng trong chậu. Đây là phương pháp mới thay vì trồng trực tiếp trên đất. Những vụ gieo trồng đầu tiên dưa cho trái kém chất lượng, ông không nản mà tiếp tục khắc phục bằng cách bồi bổ thêm chất dinh dưỡng. Tới nay, vườn dưa lưới 3.000 m2 của ông đã đi vào thu hoạch ,trọng lượng mỗi quả từ 0,35 đến 0,4 kg một quả, thu hoạch tới đâu bán hết tới đó với giá 20.000 - 150.000 đồng một kg. Với 3 sào đầu tiên cho năng suất 5 tấn, ông thu được khoảng 650 triệu đồng.

Ông Minh cho biết sắp tới sẽ liên kết với một số hộ nông dân để chuyển giao kỹ thuật gieo trồng dưa lưới giống Pháp trong giá thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đặt hàng của các đầu mối tiêu thụ.

Ngoài những cá nhân trên, hiện nay khá nhiều công ty nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ liên tục sang Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đà Lạt để đặt mối quan hệ hợp tác trong chăn nuôi, trồng trọt.

Trước đó đã có một đoàn chuyên gia Nhật sang thăm các ruộng cà chua tại Đà Lạt và đặt quan hệ thuê đất để mở rộng diện tích trồng cà chua xuất khẩu. Tuy nhiên, tới nay, kế hoạch này vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Theo VnExpress

 

Nắng gay gắt: Nhiệt độ ngoài trời hiện lên tới gần 43 độ
赞(991)
未经允许不得转载:>88Point » 【kqbđ tbn】Người nước ngoài tìm đến Việt Nam làm nông nghiệp