欢迎来到88Point

88Point

【ti le bong da hom nay】Nghề Food stylist cho người đam mê ẩm thực

时间:2025-01-26 06:06:42 出处:World Cup阅读(143)

Food stylist là gì ?ềFoodstylistchongườiđammêẩmthựti le bong da hom nay

Food stylist được hiểu là người tạo ra phong cách cho món ăn. Có thể gọi đơn giản là thiết kế và trình bày ra một món ăn đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Nghề này trên thế giới cũng đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và bắt đầu tại Mỹ. Riêng Việt Nam thì mới đầu bắt được chú ý từ 7 đến 8 năm nay ở Sài Gòn và phát triển mạnh nhất là 2, 3 năm gần đây tại Hà Nội.

Food stylist là công việc làm đẹp cho những món ăn

Food stylist là công việc làm đẹp cho những món ăn. Ảnh Foodstylist

Nghề food stylist yêu cầu kiến thức nhất định về ẩm thực, hóa học , thậm chí có những yêu cầu gần giống với công việc của một nhà thiết kế thời trang. Đó là óc thẩm mỹ để hình dung trước món ăn sẽ lên ảnh ra sao. Món xà-lách khai vị không thể có một màu xanh, món nhiều chất béo cần thêm rau củ, phụ kiện để tạo điểm nhấn bắt mắt. Việc chọn bát đĩa thích hợp để bài trí món ăn cũng đòi hỏi con mắt tinh tế của người làm nghề.

Năm 2013, những food stylist tại Mỹ có thể kiếm được hơn 40.000 đôla/năm (khoảng 840 triệu đồng, theo khảo sát của website payscale.com). Tại Việt Nam, công việc tạo dáng cho thức ăn chưa có trường lớp quy củ, nhưng nếu có niềm đam mê sáng tạo thức ăn và tài trang trí khéo léo,  food stylist thể kiếm thu nhập tốt với nghề này.

Những gương mặt sáng giá của ngành Food stylist Việt Nam

Anh Nguyễn Quang Việt, sinh năm 1977, một đầu bếp  trẻ tại nhà hàng Ao Ta đã có nhiều năm gắn bó với nghề này kể từ khi bắt đầu làm thêm tại một nhà hàng Thái Lan khá nổi tiếng “Baan Thai” (nghĩa là nhà Thái). Khi còn đang là một sinh viên đi làm thêm, tình cờ thấy nhà hàng này tuyển phụ bếp – vị trí còn lại duy nhất, anh đã quyết định nhận công việc này vì được trả công khá hậu hĩnh 70 đô một tháng, một số tiền tương đối lớn bởi vào thời điểm đó, khi mà 1 USD tương đương với khoảng 10 ngàn Việt Nam đồng. Trong khoảng thời gian làm phụ bếp, anh đã bắt đầu bén duyên và dần yêu thích công việc của một đầu bếp. Cơ may đã đến khi anh được nhà hàng cử sang học thêm về nghề trang trí món ăn tại trường International Cooking Schools in Thailand của Úc có trụ sở ở Thái Lan.

Sau gần 2 năm học hỏi tại nước bạn, anh trở về làm việc cho nhà hàng Baan Thai 5 năm cho đến khi hết hợp đồng. Anh bắt đầu suy nghĩ tại sao không tận dụng những gì đã học để làm đẹp cho các món ăn Việt Nam. Ôm quyết tâm ấy, anh bắt đầu đến với Tập Đoàn Sao Phương Đông, nơi sở hữu các nhà hàng Fine Dining món Việt Nam: Nhà hàng Emperor 18 Lê Thánh Tông; Club De Orietal 22 Tông Đản; Mandarin 74 Xuân Diệu... trước khi chuyển sang công ty có cái tên đặc trưng Việt Nam “Ao Ta”. Từ đây, anh bắt đầu sáng tạo ra những thực đơn với các món ăn đặc sắc của nhiều vùng, miền trên cả nước.

Tại Việt Nam, người dân chưa quen với việc thưởng thức các món ăn được trang trí một cách tỉ mỉ. Khác với ở nhiều nước phát triển, người dân sẵn sàng trả một số tiền rất lớn lên tới 3000 đô la/ngày để người làm nghề food stylist có thể sáng tạo ra một món ăn mới. Do đó, nghề stylist ở nước ngoài có thu nhập khá lớn. Khoảng 40.000 đô la/năm (tương đương 840 triệu đồng trong 1 năm).

Khi được hỏi với tay nghề cao như hiện nay mà thu nhập lại không ổn định, anh có ý định bỏ nghề này không, anh Việt cười tươi: “Đến được với nghề này cũng coi như một cái duyên, vì trước khi làm nghề này, mình đã học rất nhiều thứ khác. Nhưng càng làm nó càng say mê, không thể nào mà bỏ nó được. Thậm chí anh còn làm thêm một lĩnh vực khác là kinh doanh để có thể đảm bảo ổn định kinh tế, nuôi dưỡng đam mê làm một người tạo phong cách cho những món ăn Việt được có hồn hơn, hài hòa và mang đậm chất Việt hơn".

Food stylist trẻ tuổi nhất Việt Nam Bùi Lý Tiến Nguyên

Food stylist trẻ tuổi nhất Việt Nam Bùi Lý Tiến Nguyên. Ảnh Foodstylist

Hai năm về trước, hình ảnh chàng thanh niên gầy gò đeo cặp kính cận xách túi đi chợ, lựa từng mớ rau, con cá đã trở nên quen thuộc với những người hàng xóm của Bùi Lý Tiến Nguyên. Để rồi hai năm sau, khi tròn 24 tuổi, từ những mớ rau con cá ấy, cùng bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, Nguyên thu về vài ngàn USD mỗi tháng. Những thương hiệu đình đám tại Việt Nam về bánh trung thu, nước mắm, fastfood, mì ăn liền… đều là khách hàng thường xuyên của cậu thanh niên 24 tuổi này.

Bùi Lý Tiến Nguyên sinh năm 1990. Năm 2012, khi đang là sinh viên khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Đại học Bách khoa TP.HCM, Nguyên rẽ ngang sang nghề “quay cuồng với đồ ăn”. Ban đầu, vì đam mê, Nguyên chỉ chia sẻ hình ảnh các món ăn ngon lên mạng xã hội. “Người ta thích đồ ăn ngon, mình thích đồ ăn đẹp, nên học làm food stylist”, anh chia sẻ về lối rẽ của mình.

“Nhiều người nghĩ công việc của food stylist chỉ đơn giản là chọn thực phẩm rau củ, sắp xếp các món ăn sao cho đẹp nhất khi lên ảnh, clip. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm”, Nguyên nói. Muốn giỏi, ngoài đam mê, người làm cần phải có kỹ năng làm bếp. Đến với nghề make up cho các món ăn khi chưa có bất cứ một kiến thức nào về thực phẩm, tự tay Nguyên phải chọn, sắp xếp thật thành thục. Có ý định học nghề từ một số người đi trước nhưng không thành nên Nguyên đành tự mày mò tìm hiểu. Nguyên kể lại, những lần phải vứt bỏ đồ ăn không đếm xuể, nhiều lúc gặp thất bại thảm hại nhưng chưa bao giờ anh thôi ý định kiếm tiền bằng nghề làm đẹp cho các món ăn.

Nguyên kể, khách hàng đầu tiên của anh là Pepsi vào năm 2011. Sau đó, những công ty chuyên làm quảng cáo cho các nhãn hàng đình đám ở Việt Nam như Chinsu Food, Vifon, AFC, Knorr… cũng tìm đến Bùi Lý Tiến Nguyên và các cộng sự. Họ gửi gắm niềm tin vào kỹ năng “trang điểm” đồ ăn của Nguyên cũng như việc chụp ảnh, tổ chức sản xuất của 3 thành viên còn lại. Sau những khó khăn bước đầu, khoảng một năm nay, các đơn hàng đã đều đặn hơn, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên trong nhóm.

Giá một hợp đồng “make up” cho các món ăn có mức sàn khoảng 1.000 USD. Cũng có những dự án đặc biệt, chỉ riêng nhóm “trang điểm” cho đồ ăn đã được trả 7.000 USD, tương đương hơn 140 triệu đồng. Đây cũng là dự án lớn nhất trong hơn hai năm bước vào nghề food stylist của Bùi Lý Tiến Nguyên và các cộng sự. “Làm stylist cho đồ ăn chỉ là một trong những bước nhỏ trong việc thực hiện TVC quảng cáo. Khi đã có món ăn được sắp xếp ngon và đẹp, công việc còn lại là của các ê-kíp khác”, anh nói.

Chuyên gia “trang điểm” đồ ăn Bùi Lý Tiến Nguyên hé lộ, mơ ước của anh là mở được một công ty food stylist chuyên nghiệp ở Việt Nam. “Ở Việt Nam, food stylist không phải là nghề quá mới lạ, nhưng vẫn có sức hút đối với nhiều người, vì nghề này thực sự rất thú vị”, Nguyên chia sẻ.

Hồng Ngọc (tổng hợp từ Vnmedia, Đẹp Online)

Những món ngon Việt nổi tiếng trời Tây

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: