Ngày 19/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì Sự kiện về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (NAP) cập nhật của Việt Nam.
Cùng với 59 quốc gia đã hoàn thành và công bố NAP, đây là bước tiến quan trọng của Việt Nam trong xây dựng các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho cả hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội và con người.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Thích ứng BĐKH là một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu ứng phó với BĐKH nhằm bảo vệ con người, sinh kế và hệ sinh thái, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam ban hành nhiều chính sách và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH. Theo hướng dẫn của Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam đã xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) vào năm 2020, triển khai Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia. NAP xác định các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên cụ thể cho 7 lĩnh vực dễ bị tổn thương do BĐKH.
“Các nhiệm vụ ưu tiên xác định trong Kế hoạch cập nhật đều mang tính liên ngành, liên vùng; yêu cầu nguồn lực kỹ thuật và tài chính rất lớn để triển khai hiệu quả. Do đó, Việt Nam kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nhằm chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; đặc biệt là việc triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tính chống chịu với tác động của BĐKH cho các cộng đồng, lĩnh vực dễ bị tổn thương ở Việt Nam” - Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.
Trong Kế hoạch cập nhật, Việt Nam điều chỉnh mục tiêu cụ thể và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phù hợp với nội dung về thích ứng với BĐKH trong Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật và các chiến lược, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Kế hoạch xác định 162 nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên theo 3 mục tiêu chính:
Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững (76 nhiệm vụ);
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu (33 nhiệm vụ);
Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu (53 nhiệm vụ).
Các nhiệm vụ cụ thể được xác định nhằm giảm mức độ dễ bị tổn thương, nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng, ưu tiên theo các lĩnh vực chịu nhiều tác động của BĐKH như: tài nguyên và môi trường; nông nghiệp, phòng chống thiên tai, xây dựng, giao thông vận tải, công thương, văn hóa thể thao du lịch, thông tin và truyền thông, lao động và xã hội.
Kế hoạch cũng đặt ra các nhiệm vụ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH, góp phần giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại do BĐKH. Đồng thời, hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH.
NAP cập nhật cũng bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về áp dụng các mô hình phát triển sinh kế bền vững, mô hình thích ứng dựa vào tự nhiên (NbA), dựa vào hệ sinh thái (EbA), dựa vào cộng đồng (CbA); cùng với các nhiệm vụ, giải pháp góp phần giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại do BĐKH. Bên cạnh đó, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút sự tham gia và đầu tư của khối tư nhân cho thích ứng với BĐKH, phát huy vai trò của thanh thiếu niên, phụ nữ và cộng đồng trong thích ứng với BĐKH.
Tại sự kiện, bà Rohini Kohli, Cố vấn kỹ thuật cấp cao về Chính sách và Kế hoạch thích ứng với BĐKH, UNDP, cho biết: Thích ứng nhanh chóng và hiệu quả là cần thiết đối với Việt Nam, vì tác động của BĐKH làm gia tăng tính dễ bị tổn thương trong các cộng đồng vốn đã có nguy cơ.
NAP cập nhật đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở ra cơ hội để giải quyết các tổn thất và thiệt hại tiềm ẩn, đồng thời giúp huy động các nguồn lực cần thiết cho một tương lai có khả năng chống chịu, bảo vệ các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Theo bà Rohini Kohli: “Là một quốc gia dễ bị tổn thương, Việt Nam cần đóng vai trò chủ động trong các cuộc đàm phán quốc tế về tổn thất và thiệt hại, góp phần vào việc xây dựng các giải pháp giảm thiểu tổn thất và thiệt hại công bằng và hiệu quả thông qua hợp tác đa phương. UNDP cam kết hỗ trợ hợp tác để thu hút các cơ chế tài chính quốc gia”.
下一篇:Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
相关文章:
- Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- Hai tuyệt tác sân gôn sẵn sàng chào đón sự kiện BRG Golf Hanoi Festival 2024
- Lý Tiểu Long đánh gãy răng cao thủ Thái Lý Phật khiến Diệp Vấn phải nói 1 câu
- Võ sĩ ‘Người sắt’ Thái Lan muốn dạy Muay Thái cho Messi
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Tiết lộ quân số HLV Kim Sang
- Cựu danh thủ Indonesia tin đội nhà giành quyền dự World Cup
- CLB bóng chuyền Việt Nam gặp đội vô địch châu Âu ở giải thế giới 2024
- Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- HLV Kim Sang
相关推荐:
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Đấu SLNA, CLB Thanh Hóa tổn thất lớn
- Tuyển Thái Lan loại 10 trụ cột trước AFF Cup 2024
- Indonesia dùng cầu thủ U22 thay dàn sao nhập tịch đấu tuyển Việt Nam
- Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- Hậu vệ Việt kiều đắt giá nhất V.League sẵn sàng dự AFF Cup 2024
- Đệ tử phương trượng Thiếu Lâm Tự tung tuyệt kỹ hạ gục võ sĩ châu Âu
- Xác định nhà vô địch Tiền Phong Golf Championship 2024
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Rodri giành Quả bóng Vàng 2024: Minh bạch và xứng đáng