Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: DT Phát biểu tại hội thảo,ỹHưutríbổsungtựnguyệnTháchthứcnhưngcũnglàcơhộti so ti le Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Phạm Văn Hoàng cho biết, các quỹ hưu trí là một phần trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của các quốc gia. Chức năng chính của hệ thống này là tiết kiệm, tái phân phối và bảo hiểm. Đồng thời các qũy hưu trí là nhà đầu tư có tổ chức quan trọng trên thị trường chứng khoán (TTCK) khi tiến hành thu, tập hợp và đầu tư các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động để phục vụ cho các lợi ích khi nghỉ hưu của người lao động. Các quỹ hưu trí đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây ở các nước kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi, cả về quy mô so với GDP và so với hệ thống ngân hàng. Ví dụ, tại Nhật Bản, tính đến cuối năm 2015, các quỹ hưu trí quản lý tổng tài sản 2.746 tỷ USD, chiếm đến 66,7% GDP của Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, con số này là 545 tỷ USD và 39,1% GDP. “Quỹ hưu trí có vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định của thị trường tài chính nhờ quy mô tài sản của quỹ rất lớn, ổn định và dài hạn, mang lại sự cân bằng và ổn định hơn cho thị trường tài chính và nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Vì thế, các quỹ hưu trí có vai trò rất quan trọng không chỉ về mặt lợi ích xã hội, mà cả trong cấu trúc thị trường tài chính phát triển, bao gồm cả thị trường chứng khoán” - Phó chủ tịch UBCKNN đánh giá. Do đó, “việc phát triển quỹ hưu trí tại Việt Nam đặc biệt là quỹ hưu trí tự nguyện bổ sung một mặt sẽ giảm áp lực cho hệ thống bảo hiểm xã hội, hoàn thiện hệ thống hưu trí đa tầng theo thông lệ quốc tế; mặt khác sẽ đồng thời phát triển nhà đầu tư tổ chức, góp phần phát triển TTCK Việt Nam” - ông Phạm Văn Hoàng nhấn mạnh. Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Thu Hiền - Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cũng cho rằng, các công việc để xây dựng được một Chương trình Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện là rất khó khăn, nhưng nếu không bắt đầu tư bây giờ, thì cũng không biết đến bao giờ mới có thể triển khai. Theo bà Hiền, hiện nay, dân số Việt Nam vào khoảng 95 triệu người, trong đó 55% thuộc độ tuổi lao động, nhưng chỉ có 24% là người trong độ tuổi lao động này tham gia vào chương trình hưu trí có sự bảo trợ của Nhà nước, khoảng 13 triệu dân. Cùng với đó, yếu tố già hóa dân số, thực trạng thu nhỏ hơn chi của BHXH, trong khi yêu cầu về mức sống của người dân ngày càng tăng,... đã đặt ra yêu cầu và thách thức lớn phải sớm phát triển đa dạng hóa hệ thống an sinh xã hội. Ngược lại, yêu cầu phát triển thị trường vốn để huy động vốn dài hạn vào nền kinh tế còn hạn chế. Trong khi đó, thói quen của người dân vẫn là gửi tiền tiết kiệm hoặc tham gia vào thị trường bất động sản, ngoại tệ,... Do đó, “chúng tôi rất mong muốn để thu hút được nguồn lực từ người dân tham gia vào chương trình hưu trí thông qua hoạt động của các sản phẩm bảo hiểm hưu trí, đặc biệt là các chương trình hưu trí dưới hình thức tài khoản cá nhân” - bà Hiền nói. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ 144/QĐ-TTg về mục tiêu phát triển Chương trình hưu trí tự nguyện đến năm 2020, với mục tiêu đa dạng hóa trụ cột an sinh xã hội; đồng thời tạo ra nguồn vốn dài hạn để đầu tư trở lại nền kinh tế. Bà Hiền cho biết thêm: “Chúng tôi cũng thấy rang, việc phát triển được các quỹ hưu trí sẽ gặp nhiều khó khăn, từ việc xây dựng chính sách, đến cơ chế hỗ trợ thúc đẩy, giám sát thế nào cho an toàn. Nghị định và một số văn bản đã được ban hành, tuy nhiên, sẽ vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe để hoàn thiện”. Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã chia sẻ về vai trò, lợi ích của quỹ hưu trí đối với hệ thống ASXH và sự phát triển thị trường tài chính, những yếu tố quyết định sự thành công/thất bại cùa các quỹ hưu trí, từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, hội thảo cũng chỉ ra và đánh giá những thuận lợi và khó khăn, những cơ hội, thách thức trong việc phát triển các quỹ hưu trí, đặc biệt là quỹ hưu trí tự nguyện bổ sung tại Việt Nam./. Duy Thái |