发布时间:2025-01-10 09:20:43 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Những cuộc khủng hoảng an ninh trên bán đảo Triều Tiên đã xảy ra nhiều lần trong hàng chục năm qua và có khuynh hướng đi theo kiểu chính sách nguy hiểm "bên miệng hố chiến tranh" - tức là đe dọa song cuối cùng rút lui để tránh gây xung đột thảm khốc. Các nhà lãnh đạo Triều Tiên đều được xem là những người có kỹ năng thực hiện lối chơi ngoại giao đầy rủi ro này. Họ đảm bảo được rằng Bình Nhưỡng có đủ cách để làm những lời đe dọa của mình thêm đáng tin khi tiến hành các vụ khiêu khích,ạngtháichiếlịch đá banh tối nay từ việc làm nổ tung một máy bay dân sự Hàn Quốc năm 1987 tới việc nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010.
Cuộc khủng hoảng hiện nay, với việc Bình Nhưỡng chỉ trích các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn, đã khác các vụ trước cả về mặt bối cảnh và các nhân vật chính liên quan. Cuộc khủng hoảng này diễn ra sau hai sự kiện then chốt đã khiến Liên hợp quốc phải gia tăng trừng phạt và làm thay đổi sự cân bằng chiến lược trên bán đảo Triều Tiên - đó là vụ phóng tên lửa tầm xa thành công vào tháng 12-2012 và vụ thử hạt nhân thứ ba đồng thời là vụ lớn nhất vào tháng 2-2013 của Triều Tiên.
Cả hai sự kiện trên có thể đã khuyến khích Triều Tiên thêm bạo tay, đồng thời cũng khiến Washington cho rằng tình hình đã quá mức nguy hiểm. Bên cạnh đó, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều có các nhà lãnh đạo mới, chưa qua cọ xát cùng với động lực mạnh mẽ trong nước thúc đẩy họ muốn chứng tỏ ý chí của mình trong bất cứ cuộc đối đầu nào. Ông Bruce Klingnern, chuyên gia về Triều Tiên thuộc Quỹ Di sản tại Washington cho rằng, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên Kim Jong-un có nguy cơ "tính toán nhầm" rất cao bởi nhân vật này không chỉ được kích thích bởi thành công từ các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân mà còn bởi "nhận thức rằng Seoul và Washington chưa bao giờ đánh trả đáng kể sau các cuộc tấn công chí mạng trước đây".
Tuy nhiên, lần này, Hàn Quốc đã tỏ dấu hiệu sẵn sàng đáp trả, và thông điệp từ các chuyến bay của máy bay B52 và máy bay ném bom tàng hình cho thấy Mỹ đã bị dồn vào chân tường. Peter Hayes, lãnh đạo Viện Nautilus chuyên nghiên cứu trọng tâm về châu Á chỉ ra rằng, qua việc triển khai B52, Mỹ cũng tuyên bố rõ rằng nước này bị buộc phải tham dự trò chơi chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên.
Các viễn cảnh cuối cho cuộc khủng hoảng hiện nay rất nhiều, song không có điểm nào chỉ ra một con đường cụ thể để có thể tháo gỡ tình hình một cách hòa bình. Phần lớn các nhà phân tích loại trừ khả năng chiến tranh toàn diện dựa trên cơ sở là Triều Tiên hiểu họ sẽ thua bởi biết rằng tiến hành bất kỳ một kiểu tấn công hạt nhân nào sẽ là một sự tự sát. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong -un sau khi đe dọa đủ thứ từ việc bắn pháo cho đến chiến tranh hạt nhân... có thể phải làm gì đó để tránh bị "mất mặt" và uy tín.
Một vụ thử tên lửa có tính khiêu khích bắn về phía biển Nhật Bản là một khả năng có nguy cơ thấp trong việc khiến xung đột tiếp tục leo thang. Một số nhà phân tích từ đầu đã dự đoán về một vụ pháo kích tương tự vụ bắn lên đảo Yeonpyeong năm 2010, song việc Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố sẽ phản ứng mạnh đã đặt ra câu hỏi một hành động như vậy sẽ đem tới "giới hạn" nào.
M.Châu
相关文章
随便看看