Sức mạnh của ý chí quyết thắng Nói đến chiến tranh,ữngthaacutengnămtươiđẹbóng đá ý bảng xếp hạng nếu ai thấy đó là khốc liệt, ly tán, bi kịch, sinh tử... thì đó là một góc nhìn chưa toàn diện; còn với cựu chiến binh Ngô Đức Tiến - người “trong cuộc” của cuộc chiến Tàu Ô - Xóm Ruộng (huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) màu sắc hơn khi đã sắp bước qua tuổi 80. Ông Tiến cho biết, chiến thắng Tàu Ô năm ấy là chiến thắng của quân dân ta và ông thật tự hào khi có mặt trong cuộc chiến đó. Những tháng năm bom đạn không có thời gian để suy ngẫm về nó nhưng trong những ngày tháng êm đềm của hòa bình, ông có nhiều thời gian để nhìn rõ hơn, nhất là khi quyết định ở lại chiến trường năm xưa để xây dựng gia đình, phát triển cuộc sống. “Thử hỏi các cháu, nếu chiến tranh vẫn xảy ra thì chú cháu mình có ngồi đây mà gặp gỡ, trao đổi cùng nhau được không? Đó là một thực tế, chứ chưa nói đến những vấn đề khác cao hơn như ước mơ, hoài bão. Chú cũng không nghĩ là Hớn Quản phát triển được như hôm nay đâu, vì ngày đó giặc cày xới, tàn phá hủy diệt từng tấc đất. Xe tăng, đạn bắn cả ngày, trong khi quân ta hạn chế về mọi mặt. Vậy mà cuối cùng ta vẫn thắng” - cựu chiến binh Ngô Đức Tiến kể lại. Với cựu chiến binh Ngô Đức Tiến, trận đánh Tàu Ô năm xưa là thời thanh xuân ý nghĩa của cuộc đời ông
Suốt buổi trò chuyện, cảm xúc của ông Tiến luôn được kiểm soát. Động lực, sức mạnh của chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô được ông lồng ghép qua từng mẩu chuyện nhỏ. Ông nhớ đồng đội mình, khi kể đến chuyện “anh Trắng” bị địch bắn trọng thương, ông vừa cõng vừa cẩn trọng không để đồng đội bị đau thêm trên quãng đường di chuyển tới trạm sơ cứu… Ông nhớ những cô du kích tên Hồng, tên Ánh, tên Cúc… ngày đêm cùng nhau trực chốt dưới chiến hào và luôn mơ về ngày chiến thắng. Ông nhớ cả cái e thẹn của cô du kích Ánh khi bị thương mà nhất định không để đồng đội nam băng bó… Ông đúc kết: “Nguyên nhân của chiến thắng Tàu Ô thì rất nhiều nhưng với một anh lính trẻ như tôi lúc đó, chỉ là bản thân thấy rằng, mình đang sống một cuộc đời rất ý nghĩa”. Rưng rưng Tàu Ô Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, Sư đoàn 7 được Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ “luồn sâu, chia cắt”, chốt chặn chiến dịch dọc Đường 13 từ cầu Cần Lê xuống Bắc Chơn Thành để tiêu diệt quân tiếp viện cũng như khi chúng rút quân tháo chạy. Thực hiện phương châm “chốt cứng, chặn đứng, giữ vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống”, đồng thời vận dụng linh hoạt cách đánh, kết hợp tốt giữa phòng ngự để chốt chặn thành công tại Tàu Ô, Đường 13. Chiến thắng của Sư đoàn 7 đã góp phần ngăn chặn địch và tiêu hao lực lượng địch, tạo thuận lợi cho Chiến dịch Nguyễn Huệ giành thắng lợi, giữ vững 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp mới được giải phóng. Cựu chiến binh Ngô Đức Tiến kể những kỷ niệm sâu sắc về trận đánh Tàu Ô năm xưa với phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV)
50 năm đi qua, những hậu quả do chiến tranh để lại đối với Hớn Quản tưởng chừng không thể nào khắc phục được. Nhưng với tinh thần không ngừng phấn đấu xây dựng, Hớn Quản đã và đang “thay da, đổi thịt” từng ngày; từ đống hoang tàn đổ nát nay màu xanh được phủ kín trên vùng đất này, mang sức sống mới. Cựu chiến binh Ngô Đức Tiến chia sẻ: “Sau khi đất nước hòa bình, duyên nợ nên chú ở lại vùng đất này lập nghiệp và xây dựng cuộc sống. Bà xã chú trước là du kích xã Hưng Phước, Bù Đốp. Trước đây, cô chú ở trong vùng sâu nhưng để thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe nên chú quyết định chuyển nhà ra gần đường lộ. Từ ngày ra đây, chú cảm thấy sự phát triển của huyện Hớn Quản rất rõ ràng”. Sắp bước qua tuổi “xưa nay hiếm”, lại phải chịu nhiều tổn thương do chiến tranh gây ra nhưng cựu chiến binh Ngô Đức Tiến vẫn giữ được sức khỏe so với nhiều người cùng lứa tuổi. Người lính Tàu Ô năm xưa chợt rưng rưng khi nhắc về đồng đội: Tôi vẫn tin rằng, đồng đội năm xưa đang dõi theo ủng hộ nhân dân và vùng đất anh hùng này từng ngày, cho nên mới có Hớn Quản, Bình Phước ngày hôm nay. Thời gian trôi qua, dù có bao lâu nữa thì chiến công Tàu Ô - Xóm Ruộng vẫn sáng rực tinh thần ý chí, trí tuệ Việt Nam, là bản hùng ca đầy sáng tạo trong tác chiến phòng ngự của mảnh đất miền Đông. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi Chốt chặn Tàu Ô là “bức tường thép trên đường 13”. Ngay cả Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Sư đoàn 21 của ngụy cũng đã từng phải thốt lên rằng: “Mặt đất Tàu Ô còn ghê gớm hơn cả hình mặt trăng mà các nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ đã chụp được. Tôi không thể giải thích được vì sao cộng sản lại có thể sống được ở đó, để rồi chặn đứng tất cả cuộc tiến công của ta”. | Trần Việt Anh Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, trích Chiến thắng Tàu Ô - Bình Long trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 |
|