“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Nhắc đến vị trí,ắcghilờidạycủaBaacutectrongcocircngtaacuteccaacutenbộtrận đấu psg gặp ogc nice vai trò của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong hơn 94 năm đồng hành cùng dân tộc, dù ở thời kỳ nào, giai đoạn nào, Đảng ta cũng quan tâm chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”. Nhờ vậy, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đưa đất nước ngày càng phát triển. Hiện nay, tình hình trong nước và thế giới đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, khó dự báo. Cùng với những thời cơ, thuận lợi, chúng ta cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực là điều kiện quan trọng để Đảng ta đủ sức tiến bước trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà có lúc, có nơi công tác cán bộ còn tồn tại những hạn chế, bất cập, thậm chí sai phạm. Đặc biệt, thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ giữ trọng trách, cương vị cao trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mắc vào tham nhũng, tiêu cực đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của Đảng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời, những sai phạm mà các cán bộ suy thoái này gây ra đã cản trở, làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Trong bối cảnh này, việc học tập và làm theo các chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời lựa chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng hiện nay. Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bàn về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra 5 điểm lớn, gồm: Hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ và phê bình cán bộ. Cho đến nay, đây vẫn là những chỉ dẫn quan trọng để chúng ta hoàn thành mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trước hết, về hiểu biết cán bộ, Bác Hồ căn dặn: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ”. Đồng thời, để có cái nhìn khách quan, chuẩn xác và giữ được “con mắt tinh đời”, những người làm công tác cán bộ phải loại bỏ các chứng bệnh nguy hiểm như: “ưa người ta nịnh mình”, “đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”, “tự cao tự đại”, “do lòng yêu ghét của mình mà đối với người”. Trong phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã thảo luận nhiều về vấn đề này và yêu cầu lựa chọn cán bộ phải “lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc”. Đây là chỉ dẫn đặc biệt quan trọng để chúng ta lựa chọn đúng và trúng cán bộ có đức, có tài. Thứ hai, về khéo dùng cán bộ, đó là việc người lãnh đạo quan tâm, khéo léo trong bố trí, phân công công tác để từ đó phát huy năng lực, sở trường của mỗi cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “Cố nhiên việc hay hay dở, một phần do cán bộ đủ năng lực hay không. Nhưng một phần cũng do cách lãnh đạo đúng hay không”, “phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt”... Việc khéo dùng cán bộ là để cán bộ yên tâm công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với công việc mình được giao. Muốn vậy, người dùng cán bộ, trước hết là những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải hết sức khách quan, công bằng, chí công vô tư đối với cán bộ; phải có tinh thần đoàn kết, gắn bó với cán bộ; phải tôn trọng, sẵn sàng lắng nghe những ý kiến phê bình, đóng góp của cấp dưới; kiên quyết loại bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, “cánh hẩu”, “lợi ích nhóm”. Thứ ba, trong cất nhắc cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng… Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng”. Điều này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để cán bộ phấn đấu, chứng minh năng lực. Trong công tác cán bộ, nhất là nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, thi đua - khen thưởng, quy hoạch, xem xét bổ nhiệm cán bộ phải dựa trên năng lực, kết quả, “sản phẩm” công tác thực tiễn. Đi liền với đó là loại bỏ tận gốc tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện và vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu… Cuối cùng, người làm lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải yêu thương cán bộ và biết cách phê bình cán bộ. Như lời Bác dạy, thương yêu cán bộ là việc quan tâm giúp đỡ, động viên cán bộ cả trong công việc và cuộc sống để mỗi cán bộ yên tâm công tác. Đồng thời, khi cán bộ có sai lầm, khuyết điểm cần kịp thời nhắc nhở, phê bình để cán bộ “bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu”, giúp cán bộ hiểu rõ hạn chế của bản thân để từ đó thành tâm sửa chữa. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030 và kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập nước vào năm 2045, toàn Đảng, toàn dân đang tập trung xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra, Đảng, Nhà nước ta phải tiếp tục thực hiện thật tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Chỉ như vậy, sự nghiệp cách mạng của đất nước mới được trường tồn. |