您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【puebla đấu với toluca】Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu
Cúp C146人已围观
简介30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầuGiúp doanh nghiệp công nghiệp ...
30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu |
Bà Lê Nguyễn Duy Oanh. |
Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xin bà cho biết, ngành công nghiệp hỗ trợ của TPHCM nói riêng và của Việt Nam nói chung đang có những lợi thế để phát triển ra sao?
Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang có cơ hội phát triển, vì hiện nay tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm 2020, 2021 và những tháng đầu năm 2022 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã có cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư, như chuỗi cung ứng lớn từ các quốc gia trong các lĩnh vực chế biến chế tạo chuyển đầu tư sang Việt Nam. Cụ thể như sự mở rộng đầu tư của Tập đoàn Samsung hay đầu tư mới của Công ty PVI Việt Nam vào các thiết bị cầm tay, hoặc chuỗi cung ứng của Apple cũng đã có động thái chuyển sản xuất sang Việt Nam. Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo gia tăng ở Việt Nam đã tạo cơ hội rất lớn cho Việt Nam để phát triển và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương): Phải nhìn nhận Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đi sau các nước trong khu vực 2-3 thế hệ. Tác nhân chính để tạo ra chuyển dịch cơ cấu và giá trị trong công nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp FDI chứ không phải là các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp 100% vốn FDI đang đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu và tăng trưởng của Việt Nam. Công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng còn chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư của xã hội do vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, rào cản gia nhập thị trường khắt khe hơn các ngành dịch vụ khác. Trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ còn thấp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử, chủ yếu do khu vực FDI nắm giữ. Vì vậy, trong giai đoạn tới, để công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra đến năm 2030 và 2045, Việt Nam cần có hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ, thống nhất từ lý luận đến thực tiễn để huy động nguồn lực và phát huy thế mạnh cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp trên thị trường toàn cầu. Do đó, cần thiết phải xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM: Hiện nay, nhiều tập đoàn sản xuất lớn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng quy mô, tăng cường nội địa hóa để giảm chi phí và hạn chế rủi ro, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều kiện để nắm bắt cơ hội này là doanh nghiệp phải hiện đại hóa, nâng cao năng lực sản xuất và hướng tới sản xuất công nghệ cao. T.D (ghi) |
Bên cạnh đó, việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong đại dịch vừa qua và sự hồi phục chậm của chuỗi cung ứng ở một số quốc gia cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bởi những doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu lớn từ Việt Nam đi các quốc gia khác muốn giải quyết những khó khăn từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng họ phải có chiến lược nội địa hóa nguồn cung.
Việt Nam chúng ta đang có một vị trí ngoại giao chính trị quan trọng trong khu vực Đông Nam Á cùng với sự mở rộng hợp tác kinh tế song phương, đa phương, các Hiệp định thương mại tự do cũng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội với các thị trường xuất khẩu. Theo đó, nền sản xuất của chúng ta nói chung và nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp đầu cuối nói riêng sẽ hoàn toàn có cơ hội để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải những khó khăn, thách thức ra sao, đặc biệt là giai đoạn sau dịch Covid-19, thưa bà?
Thách thức lớn mà các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ gặp phải đó là phải có năng lực cạnh tranh tốt hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất khác trong khu vực. Cụ thể, để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải vượt qua các yêu cầu, rào cản của doanh nghiệp trong chuỗi và năng lực cung ứng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy năng lực cung ứng của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành tối ưu hóa hoạt động của nhà máy, giúp doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt hơn về giá cả, chất lượng.
Bên cạnh đó, trước những yêu cầu, cơ hội mà doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang nhìn thấy, để hiện thực hóa cơ hội thì họ lại có những khó khăn nhất định trong mở rộng quy mô sản xuất nhà xưởng. Bởi hiện nay chi phí đất đai để mở rộng nhà xưởng trên địa bàn TPHCM rất cao trong khi chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, mặt bằng đầu tư hiện chưa có quy định của Chính phủ. Điều này sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp không đủ năng lực về tài chính. Để có những khu đất lớn hơn, xây dựng những nhà xưởng lớn hơn tại TPHCM khó trở thành hiện thực đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đơn hàng đối với công nghiệp hỗ trợ có sự gia tăng nhưng thách thức của doanh nghiệp cũng quá lớn nếu muốn đầu tư, đổi mới. Chẳng hạn, Công ty Cơ khí Duy Khanh cũng là một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong ngành, trong giai đoạn đại dịch Duy Khanh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng một nhà máy mới so với nhà máy đã có hơn 50 năm ở khu hiện hữu. Tuy nhiên, họ phải mất 1 đến 2 năm thực hiện thì những cơ hội đó lại càng thử thách hơn đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Xin bà cho biết về những giải pháp, khuyến nghị để khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ?
Doanh nghiệp có thể dựa trên những nguồn lực từ bên ngoài để phát triển được nguồn nhân lực trong nội tại của doanh nghiệp. Theo đó, việc đầu tiên chúng tôi đang làm và cùng với nhiều tổ chức tư vấn khác đang triển khai các hoạt động về 5S KaiZen (mô hình quản lý nhằm nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, cắt giảm chi phí và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên) đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ này tại các nhà máy. Bởi vì, với bắt nguồn từ 5S KaiZen, doanh nghiệp mới có điều kiện để áp dụng tất cả những tiêu chuẩn khác cũng như các công cụ quản lý khác trong nhà máy để vận hành hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi đang cùng với Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM để làm sao cùng với một số doanh nghiệp cũng như chuyên gia tư vấn có được một nguồn dữ liệu mở tri thức cho ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Song song đó, phát triển hệ thống đào tạo nghề nhằm cung cấp các nguồn lực cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ cũng như tìm ra một mạng lưới các chuyên gia. Khi doanh nghiệp cần những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực các chuyên gia này cùng tham gia để hình thành một mạng lưới gọi là các nhà tư vấn để hỗ trợ đồng hành với các doanh nghiệp. Đây cũng là một nguồn lực cộng thêm cho chủ doanh nghiệp trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xin cảm ơn bà!
Tags:
相关文章
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
Cúp C1Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 ...
【Cúp C1】
阅读更多Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm'
Cúp C1Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân mắc COVID-19. (Ảnh: PV/Vietnam+)Sáng 22/9, Đoàn Công tác của B ...
【Cúp C1】
阅读更多Quản lý chung cư: Góc khuất tình và lý
Cúp C1Cư dân chung cư đến từ nhiều vùng miền, tính cách khác nhau n&ecir ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
最新文章
友情链接
- Quán bún cá cay ngày bán 1.300 bát, dùng cả tạ nguyên liệu ở Hải Phòng
- Bên trong nhà máy xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hệ thống máy phát điện cho tuabin gió tại Hải Phòng
- Tập trung triển khai cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh
- Ngành Hải quan: Tiếp tục mở rộng kiểm tra, xác minh các hành vi gian lận xuất xứ
- ‘Đại tiệc’ giảm 50% vé máy bay, tàu, xe trên loạt ứng dụng ngân hàng
- Thanh tra, kiểm tra thuế giúp tăng thu ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng
- 28 cá nhân được tặng giấy khen thành tích phá chuyên án ma túy EM620
- Cục Thuế Long An: Hoàn thành “mục tiêu kép” trước thời hạn
- Bán tháo điên cuồng, chứng khoán Mỹ giảm trên diện rộng
- Được sửa đổi, bổ sung thông tin, thuế suất theo Nghị định Biểu thuế EVFTA