【ket qua suwon】Chăn nuôi khởi sắc, tự tin đảm bảo thực phẩm cho Tết Nguyên đán
时间:2025-01-26 06:29:13 出处:Cúp C2阅读(143)
Giá lợn ngày càng tốt lên,ănnuôikhởisắctựtinđảmbảothựcphẩmchoTếtNguyênđáket qua suwon đảm bảo nguồn cung thực phẩm dịp Tết | |
Ngành chăn nuôi “méo mặt" khi giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng cao |
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại toạ đàm |
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Nhìn lại công tác chỉ đạo, điều hành vượt khó của ngành nông nghiệp giữa đại dịch Covid-19” diễn ra chiều ngày 11/11/2021, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, giống như nhiều ngành nghề khác, những năm gần đây, ngành chăn nuôi chịu rất nhiều thách thức lớn.
Trận "bão giá" năm 2017, dịch tả lợn châu Phi năm 2019, đặc biệt 2 năm nay là dịch Covid- 19 diễn ra trên toàn thế giới… khiến chuỗi sản xuất ngành chăn nuôi bị đứt gãy hàng loạt, đầu vào là thức ăn tăng cao, giá sản phẩm giảm...
Thức ăn sử dụng trong ngành chăn nuôi phụ thuộc lớn vào nhập khẩu (chiếm tới 90%) nên khi các nguồn nguyên liệu tăng giá từ 16-36%, ngành chăn nuôi ngay lập tức lao đao. Giá thức ăn chăn nuôi chiếm tới 60% giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Đặc biệt, thời gian 19 tỉnh Đông và Tây Nam Bộ giãn cách xã hội là giai đoạn đặc biệt khó khăn đối với ngành chăn nuôi. Sau đó, khi TP Hà Nội và TPHCM thực hiện giãn cách xã hội, khó khăn càng nhân lên gấp bội bởi các nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối cơ bản đóng cửa khiến nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm tới 30-50%, giá các sản phẩm chăn nuôi xuống rất thấp.
"Đáng mừng là trước những thách thức đó, ngành chăn nuôi vẫn duy trì phát triển từ 4-6%, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Năm 2021, ước tính sản lượng thịt sẽ đạt 6,2 triệu tấn; sữa đạt 1,2 triệu tấn… Nếu dịch Covid-19 cơ bản kiểm soát được thì ngành chăn nuôi tự tin sẽ chủ động cung cấp được đủ lương thực cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp tới", ông Trọng khẳng định.
Với giá thịt lợi hơi hiện tại khoảng 48.000-50.000 đồng/kg, chăn nuôi nông hộ lỗ nhưng chăn nuôi khép kín đã có lãi. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bên cạnh câu chuyện cung ứng thực phẩm, lãnh đạo Cục Chăn nuôi đặc biệt nhấn mạnh về những bất cập trong phát triển ngành chăn nuôi thời gian qua.
Nhược điểm của ngành chăn nuôi là phát triển chưa bền vững vì thiếu chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Ngoài ra, liên kết của chuỗi chăn nuôi hay bị đứt đoạn, cung-cầu không ổn định, thường là cung vượt cầu hoặc cầu vượt cung. Điều này dẫn đến giá cả sản phẩm thiếu ổn định, người chăn nuôi lúc lỗ, lúc lãi.
Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ cao nhưng liên kết ngành lại rời rạc. "Muốn sản xuất theo chuỗi thì chăn nuôi nông hộ phải liên kết với nhau thành tổ hợp tác, nhóm đơn vị. Trong chuỗi liên kết đó, doanh nghiệp phải là trung tâm", ông Nguyễn Văn Trọng nói.
Trong khi chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ nhiều bất cập thì ông Trọng nhấn mạnh, chăn nuôi doanh nghiệp đang có hiệu quả. Với giá lợn hơi hiện tại khoảng 48.000-50.000 đồng/kg, chăn nuôi nông hộ lỗ nhưng chăn nuôi khép kín đã có lãi.
Hiện ở Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào chăn nuôi vì vẫn còn cơ hội để phát triển. Những "ông lớn" ngành chăn nuôi như Tập đoàn C.P, Tập đoàn Dabaco, Tập đoàn Hùng Nhơn… vẫn đang mở nhiều dự án ở tất cả các tỉnh để đầu tư theo chuỗi từ giống, giết mổ, chế biến, bán hàng. Tất cả nhằm mục đích nâng cao giá trị ngành chăn nuôi.
Ngoài việc đầu tư vào chuỗi, các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam cũng đang đầu tư vào chế biến sâu.
“Thời gian tới cần đẩy mạnh trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhưng vẫn phải duy trì chăn nuôi nông hộ vì chăn nuôi nông hộ vẫn là mưu sinh với phần lớn nông dân tham gia chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ cần phát triển theo hướng chuyên nghiệp; ngành chăn nuôi phải sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, giá thành hạ”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu tổng đàn lợn có mặt thường xuyên ở quy mô khoảng 29 - 30 triệu con. Trong đó, đàn lợn nái khoảng 2,5 - 2,8 triệu con; đàn lợn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Đối với gia cầm, phát triển theo phương thức công nghiệp với tổng đàn gà có mặt thường xuyên khoảng 400 - 450 triệu con. Trong đó, ít nhất 60% nuôi theo phương thức công nghiệp. |
猜你喜欢
- Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- TPHCM: Hàng trăm trụ điện cản trở dự án mở rộng đường Tân Kỳ
- Tăng cường lực lượng hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ ở 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La
- Xử phạt 7,5 triệu với nam thiếu niên xúc phạm lực lượng công an trên mạng xã hội
- Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- Người hùng cứu tài xế mắc kẹt vụ xe tải tông 7 ô tô rồi bốc cháy dốc cầu Phú Mỹ
- Việt Nam sẽ có thêm lò phản ứng hạt nhân, công suất lớn gấp 20 lần hiện tại
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa lớn dồn dập, Trung Bộ nắng nóng
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”