【lich bong da ngay mai】Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Sri Lanka

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,đẩycclĩnhvựchợptcgiữaViệlich bong da ngay mai Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 19-4.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 47 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos tháng 1- 2017.

Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1970, trong những năm qua, Việt Nam - Sri Lanka có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và hợp tác nhiều mặt. Hai bên tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao.

Phía Sri Lanka thăm Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội (từ ngày 14 đến ngày 17-7-2013); Thủ tướng Sri Lanka dự Đại lễ Phật đản (từ ngày 7 đến ngày 1-5-2014); Phó Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka dự IPU 132 (tháng 3-2015); Bộ trưởng Ngoại giao Lakshman Kadirgamar thăm và đồng chủ trì họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 3 tại Hà Nội (từ ngày 16 đến ngày 18-7-2012)...

Phía Việt Nam thăm Sri Lanka có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (từ ngày 13 đến 15-10-2011); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (từ ngày 26 đến 28-2-2013); Phó Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng (từ ngày 12 đến 14-4-2013); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (từ ngày 24 đến 26-11-2013); Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (từ ngày 5 đến 9-4-2014); Bộ trưởng Công an Tô Lâm (từ ngày 2 đến 5-11-2016); Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (từ ngày 18 đến 24-12-2016).

Các lãnh đạo Sri Lanka, nhất là các thế hệ đã từng ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ trước đây, nhìn chung đều duy trì tình cảm tốt đẹp, sự trân trọng với Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam đã dựng tượng đài Bác Hồ tại thủ đô Colombo năm 2013. Sri Lanka có ba tổ chức hữu nghị với Việt Nam: Hội đoàn kết với Việt Nam ra đời từ năm 1966; Hội nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam thành lập năm 2011; Quỹ Hữu nghị Việt Nam - Sri Lanka do Đảng Marxist JVP lập năm 2011. Về phía Việt Nam, Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Sri Lanka đã được thành lập đầu năm 2012; Hội hữu nghị Việt Nam - Sri Lanka thành lập ngày 16-7-2014.

Đến nay, hai nước đã thiết lập hai cơ chế hợp tác song phương. Cơ chế Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật (chủ trì cấp Bộ trưởng Ngoại giao) được thành lập năm 2003, đã tổ chức được ba kỳ họp (lần 1 vào tháng 10-2003 tại Hà Nội; lần 2 vào tháng 8-2009 tại Colombo và lần 3 vào tháng 7-2012). Cơ chế Tham khảo Chính trị được thành lập tháng 10-2011, đã họp cuộc thứ nhất tại Colombo (từ ngày 24 đến 25-5-2012) và cuộc thứ hai tại Hà Nội (tháng 5-2013).

Thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực

Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Sri Lanka phát triển tích cực và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm 2015 đạt 192 triệu USD; năm 2016 đạt 325,6 triệu USD. Hai bên đã thành lập cơ chế Tiểu ban Thương mại hỗn hợp (trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp hai nước) vào tháng 8-2014 để thúc đẩy các hoạt động thương mại. Hai bên thống nhất sớm đàm phán và ký kết Hiệp định về Ưu đãi Thương mại (PTA).

Về đầu tư, tháng 10-2011, Cục Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (FIA) và Cục Đầu tư Sri Lanka (BOI) đã ký Biên bản hợp tác, xác định các lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Sri Lanka vào Việt Nam bao gồm dệt may, cao su, điện - điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm, chế tác đá quý, đồ trang sức.

Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư của Việt Nam vào Sri Lanka bao gồm viễn thông, chế tạo máy nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản, thăm dò-khai thác dầu khí, sản xuất đồ nhựa, vật liệu xây dựng như xi măng, gạch men, thiết bị vệ sinh.

Tính đến hết năm 2016, Sri Lanka hiện có 15 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 83,77 triệu USD, đứng thứ 48/110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Tiêu biểu là dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Linea Aqua Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 8,73 triệu USD.

Bên cạnh đó, hai bên hợp tác tốt, có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; thường xuyên trao đổi đoàn cấp Bộ trưởng Nông nghiệp, Nghề cá; thành lập Tiểu ban hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Năm 2014, dự án “Hỗ trợ kỹ thuật và Phát triển thủy sản Sri Lanka” do Việt Nam hỗ trợ Sri Lanka kết thúc, đạt được kết quả cao. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cán bộ Sri Lanka về nuôi trồng hải sâm, rong biển, tôm hùm; xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cho Sri Lanka.

Sri Lanka có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tư pháp, luật pháp quốc tế, sẵn sàng ủng hộ Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là về việc áp dụng Công ước Luật Biển 1982, trọng tài kinh tế quốc tế. Sri Lanka đã ủng hộ Việt Nam tham gia Tổ chức Tư vấn Luật Á-Phi (AALCO). Năm 2013, Bộ Tư pháp hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác. Về giáo dục, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác (tháng 10-2011) và duy trì các chương trình trao đổi học bổng.

Sri Lanka coi trọng thúc đẩy hợp tác, dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này - kể cả trong thăm dò khai thác, phân phối sản phẩm.

Năm 2011, nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Sri Lanka ký Biên bản ghi nhớ giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (không qua đấu thầu) thăm dò khai thác lô số 7 ngoài khơi vịnh Mannar.

Năm 2012, Sri Lanka dành ưu tiên ký hai hợp đồng mua các sản phẩm dầu của Việt Nam trị giá 780 triệu USD. Hiện Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) đang thực hiện các hợp đồng bán dầu thành phẩm cho Sri Lanka.

Hai nước đã hợp tác tốt đẹp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Sri Lanka đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (khóa 2014-2016); khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (2020-2021), Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (2016-2018).

Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Phu nhân nhằm thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mà Sri Lanka quan tâm như thương mại, đầu tư, viễn thông, nuôi trồng, chế biến thủy sản, chế tạo máy, vật liệu xây dựng... Hai bên sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Theo VIETNAM+

Cúp C2
上一篇:National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
下一篇:Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên