【bali united pusam – madura】Nhiều kỳ vọng vào vụ lúa Đông xuân
Năng suất được dự báo đạt cao,ềukỳvọngvovụlaĐbali united pusam – madura giá bán đang ở mức hấp dẫn nên nông dân trồng lúa Đông xuân trên địa bàn thị xã Long Mỹ đặt nhiều kỳ vọng về một vụ mùa thắng lợi.
Nông dân thị xã Long Mỹ đang đặt nhiều kỳ vọng về một vụ lúa Đông xuân thắng lợi trên các mặt.
Vụ lúa Đông xuân 2022-2023, nông dân trên địa bàn thị xã Long Mỹ gieo sạ được 10.052ha, đạt 100,53% kế hoạch. Vào thời điểm này, diện tích lúa trong giai đoạn trổ chín có 2.351ha, giai đoạn làm đòng là 6.731ha và đẻ nhánh có 970ha. Theo đánh giá của nông dân có lúa đang ở giai đoạn trổ chín thì thời tiết năm nay tương đối thuận lợi cho cây lúa phát triển, dịch bệnh tuy có xuất hiện nhưng mật số thấp, bà con chủ động phòng ngừa nên mức độ gây hại không đáng kể. Từ những yếu tố trên nên khả năng năng suất lúa sắp thu hoạch tới đây sẽ ở mức cao.
Đang rải phân bón để rước hạt lần cuối cho 1ha lúa Đông xuân, giống lúa ST 25 của gia đình, ông Lê Quốc Khải, ở khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tươi cười thông tin rằng, còn khoảng 10 ngày nữa là ông và bà con ở cánh đồng rộng hơn 100ha nơi đây sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân, với 2 loại giống chủ lực là ST 25 và Đài Thơm 8.
“Điều phấn khởi là hiện tôi và bà con nơi đây đã nhận tiền cọc của thương lái với giá 7.100 đồng/kg đối với giống lúa ST 25 và 6.800 đồng/kg đối với giống lúa Đài Thơm 8, tăng từ 300-500 đồng/kg so với vụ Đông xuân năm rồi. Tuy chưa cắt lúa nhưng nhận thấy trà lúa trĩu bông nên tôi và bà con đánh giá năng suất của giống lúa ST 25 là 900 kg/công (1 công 1.300m2), còn giống lúa Đài Thơm 8 cũng ở mức từ 1-1,1 tấn/công, tương đương với cùng kỳ. Như vậy, với chi phí đầu tư khoảng 2,2 triệu đồng/công thì căn cứ vào giá bán và ước năng suất lúa như trên, nông dân có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ 35-40 triệu đồng/ha khi thu hoạch”, ông Lê Quốc Khải, ở khu vực 6, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, thông tin thêm.
Để giúp nông dân sản xuất vụ lúa chính trong năm là Đông xuân đạt thắng lợi trên các mặt, góp phần làm tăng mức tăng trưởng chung cho ngành nông nghiệp tỉnh vào cuối năm thì ngay từ đầu mùa vụ, ngành nông nghiệp thị xã Long Mỹ đã xây dựng kế hoạch sản xuất và ban hành khung thời vụ xuống giống theo hướng né rầy, hạn mặn vào cuối mùa theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh. Trong đó, thực hiện việc khoanh vùng gieo sạ cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó là đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm giúp bà con canh tác lúa hiệu quả, giảm giá thành, đồng thời khuyến cáo nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để giải phóng sức lao động và tăng hiệu quả canh tác. Điển hình là mô hình sử dụng máy cấy lúa được 120ha, mô hình sản xuất lúa đạt chuẩn GlobalGAP gắn với áp dụng đồng bộ cơ giới hóa được 80ha…
Một điểm nổi bật khác trong vụ lúa Đông xuân đang canh tác ở thị xã Long Mỹ là tỷ lệ nông dân trên địa bàn sử dụng giống lúa chất lượng cao vào sản xuất đạt 100%, với các giống chủ lực là Đài Thơm 8, OM 18, OM 5451; riêng giống lúa đặc sản cũng chiếm khoảng 40% diện tích xuống giống là RVT và ST 25. Cùng với việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, giống lúa đặc sản thì nông dân thị xã Long Mỹ đã và đang chú trọng dùng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để thay thế phân bón, thuốc hóa học. Qua đây nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và nâng cao giá trị hạt gạo.
Ông Lương Văn Hải, ở khu vực 5, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, cho hay: “Xác định được nhiều ưu điểm mang lại và nắm bắt nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp nên nhiều vụ lúa qua tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây đều chọn giống lúa chất lượng cao để sản xuất; riêng vụ lúa Đông xuân này, hơn 1ha lúa của gia đình tôi đều sạ giống ST 25. Hiện tại, lúa đã hơn 80 ngày tuổi, dịch hại từ đầu vụ đến nay ít, lúa đang phát triển tốt và hứa hẹn sẽ cho mùa bội thu. Điều phấn khởi hơn là giá lúa ST 25 đang ở mức cao nên càng tạo động lực cho bà con tập trung chăm sóc lúa để có thể đạt năng suất cao nhất khi thu hoạch”.
Qua rà soát của ngành nông nghiệp thị xã Long Mỹ thì hiện diện tích lúa của địa phương có hệ thống đê bao khép kín đạt khoảng 97%, trong đó diện tích có trạm bơm phục vụ sản xuất đạt khoảng 90%. Về đánh giá vụ lúa Đông xuân 2022-2023 thì ước năng suất lúa bình quân đạt từ 7,8 tấn/ha trở lên, trong khi vụ Đông xuân năm trước đạt từ 7,5-7,8 tấn/ha. Về giá bán hiện đang dao động từ 6.500-7.100 đồng/kg (tùy giống), tăng từ 100-500 đồng/kg so với cùng kỳ. Đối với giá thành sản xuất thì ước tính ở mức từ 3.600-3.700 đồng/kg. Hiện tại, có 5 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện ký kết hợp đồng trực tiếp về bao tiêu và thu mua lúa cho bà con, với diện tích hơn 3.500ha; các diện tích lúa còn lại cũng được nông dân thỏa thuận thu mua với thương lái.
Ông Nguyễn Văn Thống, Phó phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Để đảm bảo vụ lúa Đông xuân đạt thắng lợi trên các mặt, nhất là về năng suất thì ngành nông nghiệp thị xã khuyến cáo bà con cần áp dụng tốt các quy trình canh tác theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Trong đó, nông dân cần hạn chế bón thừa phân đạm vì dễ dẫn đến việc cây lúa bị bệnh cháy bìa lá làm giảm năng suất đáng kể. Ngoài ra, hiện tại tuy tình hình rầy nâu trên đồng không đáng ngại nhưng vài ngày tới, một số cánh đồng xuống giống sớm trên địa bàn thị xã Long Mỹ nói riêng và của tỉnh nói chung sẽ vào vụ thu hoạch; lúc này, rầy nâu tiến hành di trú nên mật số sẽ tăng ở một số cánh đồng lân cận. Do đó, nông dân thị xã Long Mỹ cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện dịch hại và có biện pháp phòng trị đúng lúc, hiệu quả.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC