【cá cược 365】Giữ cam kết với nhà đầu tư BOT nhìn từ vụ việc cao tốc Hà Nội

时间:2025-01-24 23:24:47来源:88Point 作者:Cúp C2

Việc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chínhViệt Nam (Vidifi) bị lỗ 6.700 tỷ đồng chỉ sau 4 năm đưa vào vận hành,ữcamkếtvớinhàđầutưBOTnhìntừvụviệccaotốcHàNộcá cược 365 khai thác tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là thông tin không mới với các nhà đầu tưhạ tầng trong nước.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị lỗ 6.700 tỷ đồng chỉ sau 4 năm đưa vào vận hành, khai thác.

Nói không mới là vì, với một dự ánhạ tầng quy mô vốn đầu tư hơn 44.000 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn kéo dài hơn 30 năm, thì việc bị lỗ trong 5 - 10 năm đầu tiên đưa vào vận hành là điều đã được dự trù trong phương án tài chính. Thế nhưng, việc tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có số lỗ cao bất thường, tương đương 12% chi phí đầu tư chỉ sau thời gian không dài khai thác, trong khi lại là tuyến cao tốc có tăng trưởng lưu lượng phương tiện tốt hơn dự báo, thì lại là vấn đề rất cần phải mổ xẻ, phân tích thấu đáo.

Cần phải nói thêm, Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được Thường trực Chính phủ quyết định giao Ngân hàngPhát triển Việt Nam (VDB) chủ trì huy động vốn, thành lập Vidifi để thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), trong đó Nhà nước có trách nhiệm tham gia từ 30 đến 50% tổng vốn, phần còn lại do nhà đầu tư tham gia và được thu phí hoàn vốn.

Việc Nhà nước tham gia hỗ trợ tài chính là điều kiện tiên quyết để không chỉ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, mà hầu hết dự án đường bộ cao tốc, trong đó có các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang triển khai, có thể đảm bảo khả năng hoàn vốn.

Tuy nhiên, khi triển khai Dự án (năm 2007), do điều kiện khó khăn, Nhà nước không thể bố trí phần vốn ngân sách tham gia ngay từ đầu theo hình thức PPP. Trong khi nhu cầu xây dựng tuyến đường hết sức cấp bách, nếu để chậm trễ thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vùng kinh tếtrọng điểm phía bắc, vì vậy, Thường trực Chính phủ đã quyết định đầu tư Dự án theo cơ chế thí điểm, cho Vidifi được vay vốn theo lãi suất sát lãi suất thị trường; Nhà nước sẽ bố trí trả dần các khoản tham gia, hỗ trợ đối với Dự án sau khi xây dựng xong.

Theo đó, với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 4.069 tỷ đồng, Vidifi vay VDB để chuyển toàn bộ cho các địa phương từ năm 2008 đến 2010, Nhà nước sẽ hoàn trả dần trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Với các khoản vay nước ngoài (300 triệu USD), Chính phủ bảo lãnh cho VDB vay và cho Vidifi vay lại để thực hiện, Nhà nước trả dần các khoản nợ gốc khi đến hạn (thời gian từ 13 đến 30 năm). Một phần vốn tham gia của Nhà nước (khoảng 5.200 tỷ đồng) được bố trí từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các khu đô thị, khu công nghiệp hình thành sau khi xây dựng tuyến đường.

Cho đến thời điểm này, ngoài khoản tiền 4.069 tỷ đồng chi phí giải phóng mặt bằng đã được Quốc hội bố trí vốn và đang chờ giải ngân, 2 khoản hỗ trợ còn lại (tổng trị giá hơn 11.000 tỷ đồng) chưa có hướng xử lý, khiến chủ đầu tư vẫn phải trả nợ lãi phát sinh với lãi suất 10%/năm, ảnh hưởng rất lớn tới phương án tài chính.

Bên cạnh các khoản hỗ trợ chưa được kích hoạt, thì mức phí sử dụng đường bộ tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5 bị bó cứng trong suốt thời gian qua cũng khiến phương án tài chính của Dự án không như kỳ vọng ban đầu.

Có lẽ, câu chuyện của Vidifi tại Dự án BOT cao tốc Hà Nội - Hải Phòng không phải là cá biệt, mà đang xuất hiện tại một loạt dự án hạ tầng giao thông khác như Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả; cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Tình trạng chung tại các dự án này là các cam kết hỗ trợ của Nhà nước, vì nhiều lý do, đã không thể thực hiện theo đúng kế hoạch, khiến nhà đầu tư lâm vào cảnh khó khăn.

Chính phủ đang kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia dự án đường cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP và một số dự án hạ tầng hàng không lớn, do vậy, việc sớm cụ thể hóa những cam kết tại các dự án đã triển khai là hết sức cần thiết để tạo niềm tin với nhà đầu tư, với các tổ chức tín dụng.

Thực tế hoạt động thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các dự án BOT giao thông cho thấy, để có thể phát triển bền vững thị trường, thì một trong những nguyên tắc cao nhất là phải bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước, nhưng cũng phải đảm bảo để nhà đầu tư có lợi. Chỉ khi nào, các bên cùng có lợi, cùng phát triển, tạo dựng được niềm tin, thì mới kêu gọi được thêm vốn trong dân, vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cùng làm PPP. Đây cũng là điều mà cộng đồng nhà đầu tư rất mong đợi khi những điều khoản trong Luật PPP vốn được thiết kế để tạo ra bước đột phá trong thu hút nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng những năm tới, sẽ được quy định chi tiết hơn trong thời gian tới.

相关内容
推荐内容