Tiêm kích đánh chặn phản lực MiG-17 là chiến đấu cơ đầu tiên được trang bị trong Không quân nhân dân Việt Nam. MiG-17 do Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich (Liên Xô) nghiên cứu và thiết kế dựa trên dòng máy bay chiến đấu MiG-15. Mẫu thử nghiệm với tên ký hiệu là SI cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1/1950. Đến năm 1951,ếnđấucơbxh tbn2 MiG-17 được đưa vào sản xuất hàng loạt sau khi trải qua nhiều lần thử nghiệm thành công. Nga chính thức giới thiệu dòng chiến đấu cơ này vào tháng 10/1952.
Tờ Zing Newscho biết, MiG-17 thiết kế với cánh cụp xuôi phía sau, cửa hút gió bố trí ở phần mũi máy bay. Máy bay lắp một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ 1.145 km/h (ở trần bay 3.000 m), tầm bay hơn 2.000 km, trần bay 16.600 m. Máy bay trang bị một pháo Nudelman N-37 cỡ nòng 37 mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 cỡ 23 mm (160 viên đạn). Hỏa lực pháo của MiG-17 chỉ hiệu quả ở trong tầm 400 m.
Chiến đấu cơ MiG-17 được coi là một trong những tượng đài của Quân đội Việt Nam. Ảnh Militaryfactory
MiG-17 trở thành máy bay tiêm kích đánh chặn chính trong Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm 1965. Mặc dù, MiG-17 thua kém các máy bay chiến đấu của Mỹ về nhiều mặt như không có radar, chỉ có kính ngắm (quan sát xa 15km trong điều kiện thời tiết tốt), trang bị pháo 23-30mm không có tên lửa và tốc độ cận âm; nhưng “Gừng già” MiG-17, dưới sự điều khiển đầy điêu luyện của các phi công Việt Nam, đã tạo nên những kỳ tích gây chấn động một thời.
Vào thời điểm đó, Không quân Việt Nam đã áp dụng chiến thuật vô cùng hợp lý. Cụ thể, các nhóm MiG nhỏ bay tuần tiễu ở độ cao nhỏ, ngoài vùng phát hiện của radar địch (Mỹ dùng máy bay tuần tiễu radar tầm xa - một loại tiền thân của máy bay AWACS hiện đại, cũng như các trạm điều hành không quân đặt trên tàu chiến đi tuần gần bờ biển Bắc Việt Nam và có các đài radar mạnh). Khi phát hiện máy bay địch, các máy bay MiG bất ngờ tấn công vào đội hình chiến đấu, dùng pháo bắn vào các máy bay cường kích mang đầy bom, báo Kiến Thứcphân tích.
Hình vẽ minh họa cảnh chiến đấu cơ MiG-17 bắn hạ siêu tiêm kích F-4 của Mỹ. Ảnh Báo Kiến thức
Kết quả, từ năm 1965 tới 1972, MiG-17 thuộc các Trung đoàn 921 và 923 được tuyên bố đã bắn rơi 71 máy bay Mỹ: 11 chiếc F-8 Crusader, 16 chiếc F-105 Thunderchief, 32 chiếc F-4 Phantom II, 2 chiếc A-4 Skyhawk, 7 chiếc A-1 Skyraider, 1 chiếc C-47, 1 chiếc trực thăng Sikorsky CH-3C và 1 chiếc máy bay không người lái Ryan Firebee. Đây đều là những loại máy bay chiến đấu vô cùng hiện đại và được đánh giá là mạnh nhất lúc bấy giờ của quân đội Mỹ. Không chỉ vậy, ba phi công lái MiG-17 của Việt Nam đã đạt cấp Ace (bắn hạ từ 5 máy bay địch trở lên) là Nguyễn Văn Bảy (A) (hạ 7 chiếc), Lưu Huy Chao và Lê Hải (mỗi người hạ 6 chiếc).
Trong suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt bảo vệ bầu trời miền Bắc, dưới sự điều khiển tài tình, sáng tạo của phi công Việt Nam, bộ đôi MiG-17 và MiG-21 đã khiến cả thế giới phải bất ngờ khi liên tạo nên những chiến công lừng lẫy.
Quang Minh (T/h)
Gói 30.000 tỷ sắp dừng: Ngân hàng và chủ đầu tư cùng ‘biến hóa’