游客发表

【kq tiger】Quy hoạch Tổng thể quốc gia khai mở con đường mới cho sự phát triển của đất nước

发帖时间:2025-01-10 01:10:26

Quy hoạch Tổng thể quốc gia được xây dựng với một trong những mục tiêu lớn nhất là phân bổ lại không gian phát triển quốc gia. Trong ảnh: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái 

Khai mở con đường mới

Vẫn còn nhiều việc phải làm,ạchTổngthểquốcgiakhaimởconđườngmớichosựpháttriểncủađấtnướkq tiger nhưng việc Hội đồng Thẩm định chính thức thông qua Hồ sơ Quy hoạch và Dự thảo Báo cáo Thẩm định cách đây 2 ngày, có thể nói, đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong xây dựng Quy hoạch Tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“44 ủy viên, thành viên của Hội đồng Thẩm định đã nhất trí thông qua Hồ sơ Quy hoạch và Dự thảo Báo cáo Thẩm định. Như vậy, đã đủ điều kiện để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp tháng 10 tới”, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Quy hoạch Tổng thể quốc gia nói.

Tất nhiên, trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ trì soạn thảo Quy hoạch sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Bởi lẽ, trong tổng số 44 ủy viên, thành viên Hội đồng Thẩm định, 37 phiếu đồng ý thông qua Hồ sơ Quy hoạch với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chiếm 84% số phiếu. Con số này với Dự thảo Báo cáo Thẩm định là 28 phiếu, chiếm 63%.

Việc phải chỉnh sửa, bổ sung là dễ hiểu, bởi không chỉ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mà cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đều nói rằng, việc lần đầu tiên xây dựng Quy hoạch Tổng thể quốc gia theo phương pháp tích hợp là mới, rất quan trọng, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Song có thể nói, với việc thông qua bước đầu này, một tương lai phát triển mới của đất nước đang được mở ra.

“Quy hoạch Tổng thể quốc gia sẽ mở ra không gian phát triển mới, cơ hội phát triển mới, động lực phát triển mới của đất nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói.

Trong khi đó, phát biểu tại Hội nghị Thẩm định, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng một lần nữa nhấn mạnh vai trò của công tác quy hoạch, rằng đó giống như “người công binh mở đường”.

“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh, bền vững, phải chọn con đường đi đúng, xác định được cách thức, nguồn lực, động lực và thời gian để đến đích. Công tác quy hoạch được xem như người công binh mở đường. Một bản quy hoạch tốt sẽ giúp chúng ta có được con đường đi tốt nhất, hiệu quả nhất và nhanh nhất để đạt được các mục tiêu phát triển đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Quy hoạch Tổng thể quốc gia, như hầu hết các thành viên Hội đồng Thẩm định đánh giá, đã được thực hiện một cách công phu, nghiêm túc, bài bản, cầu thị, huy động được sự tham gia đông đảo, hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế. Vì vậy, có thể nói, với dấu mốc quan trọng là Hội đồng Thẩm định thông qua, con đường phát triển mới của đất nước đang được “khai mở”.

Định hình không gian phát triển quốc gia

Quy hoạch Tổng thể quốc gia được xây dựng với một trong những mục tiêu lớn nhất, đó là phân bổ lại không gian phát triển quốc gia. Bởi thế, câu hỏi đặt ra là, không gian phát triển quốc gia sẽ được định hình như thế nào?

Một quan điểm rất rõ ràng đã được xác định ngay từ đầu, đó là trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, sẽ ưu tiên, tập trung đầu tưcho một số vùng có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. Các khu vực này sẽ phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo những vùng khác cùng phát triển, để đến giai đoạn sau năm 2030, sẽ dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương.

Cũng bởi lẽ đó, hai trong số nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch Tổng thể quốc gia chính là tập trung phát triển vùng động lực tăng trưởng và cực tăng trưởng, đồng thời phát triển bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia.

“Có một nội dung bao trùm ở Quy hoạch Tổng thể quốc gia là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trở thành bộ khung cho không gian phát triển quốc gia. Cần phải có tiêu chí, chỉ số để định lượng, với một trong những mục tiêu quan trọng là phải kéo giảm được chi phí logistics. Nếu hạ tầng không đồng bộ thì không thể kéo giảm được”, chuyên gia Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải nói.

Ông Khuê cũng nhấn mạnh việc cần sớm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành trước thời điểm kỷ niệm 100 năm lập nước, bởi có tuyến đường sắt này, thì năng lực vận chuyển có thể gấp 5 lần đường bộ, đồng thời nếu kết nối được với đường sắt quốc tế, sẽ giúp kéo giảm được chi phí logistics xuống. “Chúng ta cứ nói tạo động lực cho các trung tâm lớn như Hà Nội, TP.HCM, nhưng với giao thông đô thị hiện nay thì rất khó”, chuyên gia Lã Ngọc Khuê nói.

Trong khi đó, đề cập vấn đề không gian phát triển quốc gia, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tếViệt Nam bày tỏ sự băn khoăn khi không gian biển, chiến lược biển khá “mờ” trong bản Quy hoạch. “Nhưng chiến lược biển là phải có tầm nhìn đại dương, chứ không chỉ là biển Đông. Nhật, Hàn đã vươn ra đại dương rất tốt. Còn tầm nhìn của chúng ta vẫn chỉ là khai thác thô sơ, trong khi thế giới đã thay đổi rất nhiều”, TS. Trần Đình Thiên nói.

Còn ông Dương Đình Giám, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng, việc xác định được các cực tăng trưởng và hành lang kinh tế là rất đúng và tốt, nhưng riêng hành lang kinh tế Đông - Tây đã có 8 cái thì quá nhiều, đến năm 2030 chỉ cần phát triển 3 hành lang.

“Nhưng hành lang kinh tế phải là hành lang kinh tế, chứ không phải là hành lang giao thông. Các chuyên gia của Ngân hàngThế giới cũng nói điều này, không phải định hình phát triển hành lang kinh tế là để phát triển trục đường giao thông”, ông Giám nói.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cần ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển một số đoạn hành lang kinh tế Bắc - Nam dựa theo đường cao tốc Bắc - Nam, kết hợp với đường ven biển và ưu tiên trước 3 hành lang kinh tế Đông - Tây là: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với hành lang Côn Minh; Hành lang kinh tế Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu gắn với Hành lang kinh tế xuyến Á; Hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.

“Cũng không phải tập trung phát triển toàn tuyến, mà lựa chọn những hành lang có chức năng kết nối các khu công nghiệp, các khu kinh tế với các khu đô thị hiện đại… hình thành hành lang công nghiệp - đô thị để phát huy hiệu quả”, chuyên gia Cao Viết Sinh nói.

Tạo động lực để phát triển đột phá

Hoạch định lại không gian phát triển quốc gia, xây dựng bộ khung hạ tầng quốc gia hay các cực tăng trưởng, hành lang kinh tế…, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là để làm sao hiện thực hóa khát vọng của đất nước. Đó là đến năm 2030 là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và đến năm 2050 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính luôn khẳng định, điều quan trọng là bản quy hoạch này phải làm sao khai thác được tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để đất nước có thể từ nội lực phát triển đi lên.

    热门排行

    友情链接