Lâm Đồng: Tóm gọn nhóm đối tượng trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Bảo Lộc Thanh niên đưa ô tô trộm hàng loạt nắp cống thoát nước khắp Hà Nội Cao Bằng: Bắt một đối tượng bị truy nã lẩn trốn sang nước ngoài |
Ngày 30/7,ĐồngThápTrộmbốncâymaicảnhhaigãquotđạochíchquotlĩnhthángtùvdqg my Tòa án nhân dân TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) đã đưa vụ án "Trộm cắp tài sản" đối với 2 bị cáo Trần Công Chất (30 tuổi ngụ xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành) và Lê Nhựt Vinh (24 tuổi, ngụ phường An Hòa, TP. Sa Đéc) ra xét xử lưu động.
Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, 2 gã thanh niên này đã rủ nhau đi trộm cây mai cảnh của người dân, đem bán và cái giá phải trả cho hành động nông nổi đó là 16 tháng tù giam.
Bị cáo Trần Công Chất (phải) và Lê Nhựt Vinh (trái) tại phiên tòa (Ảnh: Báo Đồng Tháp) |
Cụ thể, đối tượng Trần Công Chất đã rủ Lê Nhựt Vinh đi trộm các cây mai tứ quý của người dân từ ngày 27 - 30/1/2024. Chỉ sau vài ngày phạm tội, Chất và Vinh đã lấy trộm được 4 cây mai tứ quý của các gia đình sinh sống ở phường An Hòa, phường 2 và xã Tân Phú Đông, TP. Sa Đéc. Tổng trị giá tài sản được xác định gần 10 triệu đồng.
Sau đó, Chất mang 4 cây mai bán với giá 5.800.000 đồng (5,8 triệu đồng) và chia đôi số tiền trên với Vinh. Đến ngày 30/1, 2 đối tượng tiếp tục đi trộm mai tứ quý của người dân tại xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, trên đường mang về nhà Chất cất giấu thì bị lực lượng tuần tra Công an xã Tây Quy Tây, TP. Sa Đéc phát hiện lập biên bản thu giữ.
Trong quá trình điều tra, các bị cáo đã đền bù cho các bị hại.
Tại phiên toà, các bị cáo đã thừa nhận tất cả hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử nhận định trong vụ án này Trần Công Chất là người rủ rê, lôi kéo nên bị tuyên phạt mức án 9 tháng tù giam; Lê Nhựt Vinh là đồng phạm với vai trò giúp sức tích cực nên bị tuyên phạt mức án 7 tháng tù giam.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn tuyên tịch thu sung quỹ xe gắn máy các bị cáo dùng làm phương tiện phạm tội.
Không chỉ ở Đồng Tháp, tệ nạn lấy trộm các loại sinh vật cảnh, như chậu mai, cây bonsai, chim cá... đang nhức nhối, ám ảnh những người yêu thích, nuôi trồng sinh vật cảnh ở các địa phương khác.
Chẳng có gì buồn và tức giận hơn khi sớm mai ngủ dậy, ra vườn thì một hai cây cảnh biến mất chỉ còn lại đế chậu chỏng chơ; hay con chim quý trong lồng đột nhiên "bay" mất...
Đối với người có niềm đam mê chơi cây cảnh, khi gặp được một tác phẩm đẹp, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn từ vài triệu đến vài chục triệu để được sở hữu. Còn với kẻ trộm, khi trộm được, chúng bán đổ bán tháo với giá chỉ vài trăm ngàn một cây. Song, giá mà đừng ai ham rẻ mà mua, thì bọn này "bó tay".
Để chống kẻ trộm, có người cẩn thận "khóa" các chậu kiểng bằng những dây xích vào trụ, cột… Hành động này được đánh giá là một trong những biện pháp hữu ích, dù hơi mất mỹ quan.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng mất các loại sinh vật cảnh nói trên, các công sở, trường học, hộ gia đình, các vườn sinh vật cảnh... cần đề cao cảnh giác về tình trạng mất cắp cây cảnh nhằm góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và góp phần đấu tranh đẩy lùi tội phạm.
Đồng thời, đề nghị lực lượng chức năng luôn tuần tra truy bắt, xử lý nghiêm minh. Mặt khác, các cơ sở, nhà vườn, người dân không nên mua cây cảnh có nguồn gốc không rõ ràng...