Cuộc chiến do phe đối lập phát động chống chính quyền tại Syria có thể được xem là "Mùa xuân Arab" ở nước này đã kéo dài một năm rưỡi,ộcchiếnthứhaitiềmẩntạtỷ lệ kèo bong da khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Nhưng ẩn sau đó là một cuộc chiến khác, thầm lặng hơn trên mặt trận ngoại giao, do các cường quốc dẫn đầu. Cuộc chiến thứ hai này không xuất hiện trên truyền hình, không đặt ra những ưu tiên về giá trị đạo đức, nhân quyền, mà đó là cuộc chiến giành giật các lợi ích chiến lược và kinh tế.
Dẫn đầu trong cuộc chơi chiến lược này là sự đối đầu giữa Iran với thành phần dân tộc chủ yếu là người Hồi giáo theo dòng Shi'ite (đồng minh của Syria) và Aab Saudi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni (ủng hộ phe nổi dậy ở Syria). Trên thực tế, Arab Saudi muốn quay lại vai trò lãnh đạo thế giới Hồi giáo. Iran vẫn muốn là một trong những nước mới nổi được tính đến và có tham vọng củng cố vị thế trong khu vực.
“Cánh tay sắt ngoại giao” thứ hai đang chống lại Nga (đồng minh của Syria) là Mỹ và các đồng minh phương Tây. Các nhà lãnh đạo Nga có lợi ích kinh tế trong khu vực, khi họ bán vũ khí cho Syria và có căn cứ hải quân ở Tartus (Syria). Moscow coi ông Bashar al-Assad là thành trì chính chống lại chủ nghĩa Hồi giáo và nghi ngờ về sự nổi lên của các nhóm cực đoan ở Syria tạo cảm hứng cho những cuộc bạo loạn mới ở Caucascus và ở Trung Á, khu vực ảnh hưởng của Nga. Hơn nữa, Nga đặc biệt quan tâm đến Syria nhằm đánh bóng cho vị thế nước lớn của họ và tránh để mất đi những ảnh hưởng trước đây tại Trung Đông. Syria giúp mang lại cơ hội cho Nga chống lại ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Đông. Về mặt chính thức, Nga khẳng định mong muốn bảo vệ việc tôn trọng luật pháp quốc tế ở Syria. Nga từng nhận bài học xương máu khi bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tạo điều kiện tấn công quân sự dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Gaddafi ở Libya. Do vậy, đến trường hợp Syria, vì những lý do bên trong và bên ngoài, Nga đã hành động quyết liệt chống lại việc thay đổi chế độ Syria. Tại Syria, với sự đối đầu Nga-Mỹ, người ta đang chứng kiến sự trở lại của sơ đồ địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh.
Trong cuộc chơi này, Nga đã kéo Trung Quốc về phe mình. Phản đối tiến trình quá độ dân chủ ở Syria, Trung Quốc không muốn một hành động can thiệp quân sự mới ở Syria xâm phạm các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ với Moscow nhằm nhận được sự ủng hộ của Nga đối với hồ sơ mà Trung Quốc xem là một ưu tiên, như trường hợp Myanmar. Tuy nhiên, cũng giống như Mỹ ở Libya, Bắc Kinh lùi lại phía sau trong cuộc đối đầu ở Syria, để Moscow giữ vị trí tranh đấu trên tuyến đầu tại HĐBA LHQ.
Đối mặt với những toan tính của các cường quốc mới nổi, Mỹ đang trong giai đoạn vận động tranh cử tổng thống, và châu Âu tỏ ra tương đối kín đáo, thận trọng. Tuy nhiên, phương Tây đang có những nước cờ được giấu kín, một trong số đó là cách xử sự với Iran. Theo "Le Figaro", chương trình hạt nhân và chính sách ngăn chặn của Iran quan trọng hơn so với nền dân chủ của Syria. Vậy nên, sự suy yếu của Damascus có thể góp phần làm suy yếu Tehran. Và phương Tây đang nỗ lực để thực hiện điều đó.
Bạch Dương