Ngày 6/9,ườiđànôngbịongđốtnốtkhắpcơthểty so truc tuyen bong da lu theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đây là bệnh nhân nam, 60 tuổi, bị ong đốt 300 nốt khắp cơ thể đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc. May mắn, bệnh nhân vào viện sớm nên tình trạng tổn thương giảm nhẹ.
Ngoài ra, các bác sĩ tại trung tâm cũng đang điều trị cho một bệnh nhân 90 tuổi, nhập viện trong tình trạng bị ong đốt gần 130 nốt. Bệnh nhân vào viện muốn dẫn tới bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Các bác sĩ đã phải truyền huyết tương và lọc máu liên tục cho bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân ổn định sức khỏe, qua cơn nguy kịch.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm chuyển mùa, ong sinh sôi nhiều nên số lượng ca bị ong đốt thường gia tăng. Vị chuyên gia này cho biết có loại ong đốt không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với vài vết đốt như ong vò vẽ, ong đất (ong bắp cày), ong bầu. Người bị ong đốt trên 10 nốt cần vào viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng suy thận, suy gan, suy đa tạng.
Để xử lý khi bị ong đốt, người dân nên lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Bởi hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan rộng. Sau đó, rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
Khi bị ong đốt, người dân nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước muối khoáng, oresol, nước canh rau để bù dịch, thải độc.
Kỳ lạ cách thầy lang chữa bệnh: Cho ong đốt khắp ngườiKhi bị đau chân tay, bệnh nhân đã mời thầy lang đến nhà dùng ong châm vào khắp cơ thể để chữa bệnh kết quả nhiễm trùng nặng.