Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh,óatuyệtđốikhôngđượcchủquantậptrungtìmngườimấttíbảng xếp hạng bóng đá nữ bồ đào nha đây là đợt mưa lũ gây thiệt hại lớn, trên diện rộng tại nhiều địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp đi thị sát và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ tại Ninh Bình, Yên Bái và Hòa Bình.
Thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Thanh Hóa đã chủ động, tích cực, triển khai nhanh chóng các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ưu tiên tập trung tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng để sớm ổn định cuộc sống; đồng thời đặc biệt quan tâm công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, nước sạch.
Nhắc lại tinh thần các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh phải cảnh giác trước những diễn biến của thời tiết, tuyệt đối không được chủ quan.
Thanh Hóa phải luôn đề phòng, kiểm tra tình hình, nhất là hệ thống đê điều; có phương án, biện pháp cần thiết, di dân khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ bị sạt lở, lũ lụt.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cũng đã cho ý kiến về một số đề xuất, kiến nghị của tỉnh Thanh Hóa về việc Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ.
Về khắc phục những điểm sạt lở đê, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là việc cấp bách, nếu có thêm đợt mưa bão nữa thì rất nguy hiểm. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT sớm tổng hợp, đề xuất kiến nghị Chính phủ giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng cũng ghi nhận đề xuất của tỉnh Thanh Hóa về vận động, tìm kiếm nguồn vốn ODA để hỗ trợ tỉnh nâng cấp, sửa chữa hệ thống đê.
Trước đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã trực tiếp đi thị sát tuyến đê sông Chu bị sạt lở tại xã Thọ Trường và đoạn đê bị vỡ tại Trạm bơm thủy lợi Quang Hoa, xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
Tại khu vực đê bị vỡ, trong tình huống khẩn cấp, lực lượng chức năng buộc phải lao một chiếc máy xúc để giải nguy, sau đó đóng cọc tre, chèn bao tải đất đá lên trên. Sau gần 3 giờ, đoạn đê đã được hàn khẩu.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã đến thăm động viên và tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ tại xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân.
Mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng tại Thanh Hóa
Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND Nguyễn Đình Xứng cho biết, trong đợt mưa lũ vừa qua, tổng lượng mưa tại Thanh Hóa phổ biến từ 300-400 mm, cá biệt có nơi lượng mưa lên tới trên 600 mm.
Theo thống kê sơ bộ, tỉnh Thanh Hóa đã có 16 người chết, 5 người bị thương, 5 người bị mất tích; 55 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 172 ngôi nhà bị thiệt hại một phần; 28.146 ngôi nhà bị ngập; 144 ngôi nhà bị ảnh hưởng sạt lở đất…
Bên cạnh đó, 6.055 ha nuôi trồng thủy sản đã bị ngập; 271,3 ha nuôi tôm quảng canh, 18 ha nuôi tôm thâm canh, 4 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Khoảng 28.833 ha cây hằng năm và cây vụ đông bị thiệt hại, trong đó có 1.236 ha lúa, 6.140 ha ngô, 10.870 ha rau, hoa màu, 2.200 ha mía và khoảng 8.000 ha các loại cây trồng khác.
Tình trạng sạt lở chân đê, mái đê và nứt mặt đê được ghi nhận trên các sông Chu (xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa; xã Thọ Minh, xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân); sạt lở mái đê hữu sông Mã (xã Quảng Phú, TP. Thanh Hóa và xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa).
Tỉnh Thanh Hóa ước tính tổng thiệt hại của đợt mưa lũ vừa qua vào khoảng 2.700 tỷ đồng./.
Theo chinhphu.vn