当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【keonhqcai】Thận trọng với nới lỏng và thắt chặt tiền tệ

nh

Từ 1/8,ậntrọngvớinớilỏngvàthắtchặttiềntệkeonhqcai BIDV sẽ áp dụng biểu lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức không quá 5,5%/năm.

Muốn đẩy tăng trưởng, nhiều nước nới lỏng tiền tệ

FED vừa quyết định giảm lãi suất 0,25%. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của tổ chức này, kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đáng chú ý, ông Jerome Powell - Chủ tịch FED cũng phát đi tín hiệu khẳng định rằng, động thái này không phải là mở đầu cho một chiến dịch giảm lãi suất tiếp theo. Dù vậy, đây được coi là điểm kết thúc của giai đoạn thắt chặt tiền tệ kéo dài hàng thập kỷ của nước Mỹ.

Cùng với FED, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã phát tín hiệu về việc sớm hạ lãi suất và khả năng tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng, nếu lạm phát tiếp tục thấp xa so với mức mục tiêu 2%. Các ngân hàng trung ương khác như Australia, Ấn Độ và Nga đều đã giảm lãi suất. Cơ sở để cơ quan điều hành chính sách tiền tệ các nước tiến hành động thái này là mong muốn thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát dự kiến vẫn ở mức thấp. Trên thị trường tiền tệ, ngay sau khi FED tuyên bố cắt giảm lãi suất, chỉ số USD đã tăng 0,42% lên 98,46 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2017.

“Chính sách tiền tệ của Việt Nam không hẳn thắt chặt cứng nhắc mà thực chất là vừa thắt vừa nới khá linh hoạt. Theo đó, NHNN vẫn tìm cách giảm lãi suất, nỗ lực điều tiết chính sách tỷ giá để giữ ổn định tiền tệ, thận trọng trong việc điều tiết dòng tiền và kiểm soát chất lượng tín dụng”.

TS. Bùi Quang Tín - Chủ tịch Trường Doanh nhân Bizlight

Đánh giá về động thái của FED và tác động trước mắt với thị trường Việt Nam, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cho rằng: “Thông thường, khi FED giảm lãi suất thì đồng USD giảm giá. Tuy nhiên, ở đợt cắt giảm lãi suất lần này, do kinh tế Mỹ về cơ bản vẫn ổn, chỉ có một chút điểm chưa ổn với đầu tư và lạm phát, trong khi đó, rủi ro từ các thị trường khác của quốc tế tăng nên USD không bị giảm giá mà còn tăng giá nhẹ. Tại Việt Nam, động thái của FED sẽ không có tác động lớn với tỷ giá USD/VND, vì các nhà đầu tư và giới phân tích đã dự báo được điều này nên biến động này đã “hấp thụ” vào giá cả tiền tệ và hàng hóa trên thị trường từ trước”.

Bình luận về động thái chính sách nói trên của ngân hàng trung ương các nước, TS. Bùi Quang Tín - Chủ tịch Trường Doanh nhân Bizlight nói: “Diễn biến đáng chú ý hiện nay là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang có xu hướng chuyển thành chiến tranh tiền tệ. Trước bất ổn đó, cùng với lạm phát ở mức tương đối thấp, ngân hàng trung ương các nước có xu hướng giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Đó là cách ứng xử phù hợp”.

Việt Nam linh hoạt điều tiết cung tiền

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số ngân hàng thương mại đã có một số động thái nới lỏng tiền tệ nhưng ở mức khiêm tốn. Ngày 19/7, lãi suất tín phiếu đã được NHNN điều chỉnh xuống 2,75%/năm với kỳ hạn 7 ngày, giảm 25 điểm cơ bản (bps) so với mức 3%/năm đã duy trì từ 10/10/2018.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại đáp ứng tiêu chuẩn vốn theo Basel II đã được cơ quan điều hành chính sách tiền tệ chấp thuận nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 3 - 4% so với mức được chấp thuận hồi đầu năm. Mới đây, 5 ngân hàng thương mại đã có quyết định giảm lãi suất cho vay 0,5% với một số nhóm khách hàng. Những động thái này chắc chắn sẽ đẩy thêm một lượng tiền vào nền kinh tế.

Từ chủ trương nới lỏng tiền tệ của các nước khác, liên hệ với Việt Nam, ông Bùi Quang Tín cho rằng, chính sách tiền tệ Việt Nam không hẳn thắt chặt cứng nhắc mà thực chất là vừa thắt vừa nới khá linh hoạt. Theo đó, NHNN vẫn tìm cách giảm lãi suất, nỗ lực điều tiết chính sách tỷ giá để giữ ổn định tiền tệ, thận trọng trong việc điều tiết dòng tiền và kiểm soát chất lượng tín dụng.

Cùng quan điểm, TS. Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đánh giá, cách thức điều hành của NHNN là đúng với định hướng “linh hoạt và chặt chẽ” đã được đưa ra từ đầu năm và phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện nay. Trong nước, lạm phát nửa đầu năm nay ở mức tương đối thấp so với dự báo. Về tín dụng, ngay từ đầu năm, các ngân hàng đã được phân bổ hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng thấp ở mức 11 - 13%, thậm chí có ngân hàng chỉ được phân bổ ở mức 6 - 7%. Trong khi đó, tổng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống cả năm nay định hướng ở mức 14%.

“Hoạt động trên thị trường tiền tệ diễn biến ổn định, sức khỏe tài chính của nhiều ngân hàng cải thiện nên cần nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho những ngân hàng đó để tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Bối cảnh như vậy là thuận lợi để NHNN thực hiện các chính sách đẩy thêm nguồn vốn tín dụng ra thị trường. Tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay ở mức khả quan nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Do đó, việc thực hiện giải pháp để thúc đẩy là cần thiết” - ông Đức Anh nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhận xét về cách thức điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, ông Cấn Văn Lực cho rằng, NHNN vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, việc nới lỏng có thực hiện bằng cách tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, giảm lãi suất tín phiếu nhưng khá khiêm tốn.

Số liệu từ Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng BIDV cho thấy, việc nới tăng trưởng tín dụng dự kiến chỉ làm tăng tổng tín dụng khoảng 40 nghìn tỷ đồng, đẩy tăng trưởng tín dụng thêm khoảng 0,4% - 0,6%. Tuy nhiên, hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại được giao khá khiêm tốn từ đầu năm nên cùng với mức tăng này, tổng tín dụng cả năm cũng chỉ khoảng 13 - 14%.

Về việc một số ngân hàng thương mại công bố giảm nhẹ lãi suất cho vay với một số nhóm đối tượng, theo ông Lực, quyết định giảm lãi suất chỉ áp dụng với một số nhóm đối tượng chứ không đại trà nên sẽ góp phần hỗ trợ nền kinh tế nhưng không gây biến động quá lớn.

“Từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá khoảng 0,16% so với đồng USD tính từ đầu năm đến nay. Đây là mức giảm giá phù hợp với biến động thị trường trong và ngoài nước hiện nay. Cách điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN là phù hợp bối cảnh trong nước và quốc tế, nên tiếp tục tạo điều kiện về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp và duy trì việc kiểm soát chặt chẽ với các lĩnh vực rủi ro” - ông Lực nhấn mạnh.

“NHNN vẫn duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt, việc nới lỏng có thực hiện bằng cách tăng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, giảm lãi suất tín phiếu nhưng khá khiêm tốn”.

TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

Thanh An

分享到: