当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ngoại hạng nam phi】Chìm tàu ở Trung Quốc: Hơn 370 người vẫn mất tích 正文

【ngoại hạng nam phi】Chìm tàu ở Trung Quốc: Hơn 370 người vẫn mất tích

2025-01-10 01:31:59 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:974次

Liên quan đến thảm kịch chìm tàu ở Trung Quốc,ìmtàuởTrungQuốcHơnngườivẫnmấttíngoại hạng nam phi báoVnExpressdẫn bản tin sáng nay của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, tính đến thời điểm này, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 65 thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu Ngôi sao phương Đông, hơn 370 người vẫn mất tích.

Như vậy, mới chỉ có có 14 người sống sót trong vụ tai nạn chìm tàu này, bao gồm có thuyền trưởng và kỹ sư chính của tàu Ngôi sao phương Đông. Ngay sau khi cứu sống, cả hai đã bị tạm giữ để lấy lời khai. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy tàu không chở quá tải và trang bị đầy đủ áo phao.

Được biết, trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm thêm người còn sống và đưa thi thể nạn nhân thiệt mạng ra ngoài, lực lượng cứu hộ Trung Quốc hôm qua đã bắt đầu cắt xuyên qua phần thân tàu bị chìm trên sông Trường Giang. Theo lời vị chỉ huy cứu hộ tai hiện trường vụ tai nạn chìm tàu, các nhân viên cứu hộ có kế hoạch cắt một lỗ vuông rộng từ 55 - 60 cm trên phần đáy tàu để giúp thợ lặn tiếp cận bên trong.

Các nhân viên cứu hộ cắt thân tàu trong một nỗ lực tìm thêm người còn sống trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc

Các nhân viên cứu hộ cắt thân tàu trong một nỗ lực tìm thêm người còn sống trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc. Ảnh News.cn

Theo phân tích của chuyên gia Li QiXiu (Đại học Cơ khí Hàng hải Trung Quốc): “Con tàu chìm rất nhanh, vì thế có thể vẫn còn không khí bên trong tàu. Điều này có nghĩa nhiều khả năng vẫn còn người sống sót”. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất mà đội cứu hộ gặp phải là việc tìm cách để giữ tàu ổn định, không bị chìm sâu thêm trong quá trình làm nhiệm vụ.

Lý do là bởi không khí bên trong bị thoát ra ngoài dễ khiến sức nổi của tàu suy giảm, làm tàu chìm sâu hơn. Do đó, các thợ lặn đã gắn nhiều dây cáp vào thân tàu và tính dùng cần cẩu để cố định khi nhân viên cứu hộ tiến hành tìm kiếm. Đồng thời, ông Li cũng cảnh báo lượng không khí còn lại đang giảm dần vì thế cơ quan chức năng cần hành động càng nhanh càng tốt.

Trong một diễn biến khác liên quan đến vụ tai nạn chìm tàu ở Trung Quốc, tờ The New York Times (Mỹ) mới đây đã có bài phân tích cho rằng chính quyền Trung Quốc cố tình bưng bít thông tin về vụ chìm tàu Ngôi Sao Phương Đông trên sông Dương Tử, ngăn chặn phóng viên và người thân hành khách tiếp cận khu vực hiện trường vụ chìm tàu, theo thông tin trên báo Thanh Niên.

Theo đó, tờ New York Times cho rằng, trong ngày 3/6, chính quyền Trung Quốc đã cho phép phóng viên đến khu vực triển khai công tác cứu hộ và yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm thông tin thường xuyên và cập nhật tình hình cứu hộ cũng như công tác điều tra.

Gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn chìm tàu không giấu được nước mắt khi đứng đợi thông tin người thân tại một nhánh của sông Dương Tử

Gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn chìm tàu không giấu được nước mắt khi đứng đợi thông tin người thân tại một nhánh của sông Dương Tử. Ảnh Reuters

Tuy nhiên, thời gian “minh bạch thông tin” này rất ngắn ngủi. Cảnh sát ngay sau đó đã dựng lên những hàng rào và chốt chặn tại những con đường hướng đến sông Dương Tử, nơi tàu Ngôi Sao Phương Đông chở 458 người chìm vào tối 1/6, và khu vực xung quanh ở huyện Giam Lợi, tỉnh Hồ Bắc, theo The New York Times.

Đồng thời, các khách sạn tại Giam Lợi được chính quyền chỉ đạo không được đón các nhà báo nếu họ không đăng ký trước tại một trung tâm truyền thông. Cảnh sát ngăn không cho phóng viên đến những bệnh viện địa phương. The New York Times, thậm chí phóng viên báo đài Trung Quốc cũng bị kiểm soát nghiêm ngặt khi đưa tin về vụ chìm tàu. Chỉ có Tân Hoa xã và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) mới được đưa tin và ảnh theo chỉ đạo chính quyền Trung Quốc.

Đáng nói là, trước đây công tác cứu hộ và thông tin về nạn nhân trong vụ rơi máy bay hãng TransAsia Airways ở Đài Loan hồi tháng 2/2015 và vụ chìm phà Sewol ở Hàn Quốc năm 2014 được phát sóng trực tiếp, đưa tin trực tuyến 24/24. Trong khi đó, video về vụ chìm tàu Ngôi Sao Phương Đông lại được cắt gọt, biên tập kỹ càng trước khi được phát sóng “độc quyền” trên CCTV, theo The New York Times.

Ông Li Datong, cựu biên tập viên một tờ báo ở Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết thông tin về vụ chìm tàu bị kiểm soát nghiêm ngặt, mặc dù nó chẳng ảnh hưởng gì lớn đến chính trị. “Vụ chìm tàu này không có gì nhạy cảm. Đó là một thảm họa. Chỉ trong vài phút, con tàu lật úp và chìm”, ông Li nói.

Các quan tài được chuẩn bị cho những nạn nhân thiệt mạng trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc

Các quan tài được chuẩn bị cho những nạn nhân thiệt mạng trong vụ chìm tàu ở Trung Quốc. Ảnh Reuters

Cũng theo thông tin trên New York Times, trong lúc thân nhân hành khách "khát" thông tin về người thân của họ, truyền thông nhà nước Trung Quốc lại tô vẽ hình ảnh “anh hùng” cứu người của một thợ lặn đã nhường bình oxy và kính lặn cho nạn nhân. “Trung Quốc luôn có kiểu thông tin về những anh hùng. Đó là mô hình tuyên truyền”, ông Li nói.

Trong khi đó, theo thông tin từ hãng tin AFP, chính quyền Trung Quốc không những kiểm soát chặt chẽ khu vực quanh hiện trường vụ chìm tàu hay báo chí, mà còn kiểm soát cả thân nhân hành khách. Nhiều thân nhân bức xúc vì thiếu thông tin đã yêu cầu được tiếp cận hiện trường vụ chìm tàu và đã đụng độ với các quan chức, cảnh sát ở huyện Giam Lợi.

Thêm vào đó, sau khi thuyền trưởng và kỹ sư chính của tàu Ngôi sao phương Đông bị bắt giữ để phục vụ công tác điều tra, chính quyền Trung Quốc không hề công bố thông tin về việc liệu họ có được cảnh báo về thời tiết xấu, hay họ thoát khỏi con tàu lật úp và chìm chỉ trong vòng 1-2 phút như thế nào, và liệu họ có liên lạc với đất liền để thông báo tàu gặp nạn hay ra lệnh cho hành khách sơ tán hay không.

Minh Thùy(T/h)

 

Mỹ, Trung và cuộc chiến ngôn luận trên Biển Đông
作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜