【bảng điểm giải ý】Mục tiêu tăng trưởng vẫn có thể đạt nếu dịch được kiểm soát tốt

[La liga] 时间:2025-01-10 00:46:33 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:104次

16

Chính phủ đã có nhiều chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN,ụctiêutăngtrưởngvẫncóthểđạtnếudịchđượckiểmsoáttốbảng điểm giải ý TS. Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho rằng, trong hơn 7 tháng qua cho thấy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có những sự ổn định vĩ mô nhất định, cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế là bền bỉ trong gian khó. Sự ổn định đó là tiền đề để chúng ta có đà phát triển kinh tế những tháng cuối năm khi dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát.

PV:Ông đánh giá thế nào về các chỉ số kinh tế vĩ mô và sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay?

pv16

TS. Nguyễn Văn Hiến

TS. Nguyễn Văn Hiến:Về sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Covid-19, có thể nói là: suốt 7 tháng năm 2021, chúng ta dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam hiện nay nhưng nền kinh tế vẫn duy trì được sự ổn định, vấn đề an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo và các chỉ số kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát vẫn được kiểm soát tốt.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64%; lạm phát chỉ ở mức dưới 1% - con số thấp nhất từ năm 2011 đến nay; xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng tốt; tăng trưởng tín dụng khoảng 5,5%, gấp đôi cùng kỳ năm 2020; chỉ số sản xuất công nghiệp đạt khoảng 7,9%, trong khi năm 2020 chỉ đạt 2,6%... Đó là một số những điểm sáng trong các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam 7 tháng qua.

Mặc dù vậy, khó khăn cũng không nhỏ. Sự diễn biến phức tạp và nặng nề của làn sóng dịch thứ 4, đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam – một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và sản xuất lớn nên dự báo tăng trưởng trong quý III/2021 là khá khó khăn.

Nhìn chung, tất cả những chỉ báo kinh tế trong hơn 7 tháng qua cho thấy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang có những sự ổn định vĩ mô nhất định, cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế là bền bỉ trong gian khó. Sự ổn định đó là tiền đề để chúng ta có đà phát triển kinh tế những tháng cuối năm khi dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát.

PV:Quan sát chuyển động của nền kinh tế Việt Nam từ đầu năm tới nay, theo ông, triển vọng và thách thức với nền kinh tế Việt Nam thời gian tới là gì khi đại dịch vẫn đang bất định?

TS. Nguyễn Văn Hiến:Chỉ còn hơn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2021. Nhìn lại chặng đường trong gần 3 quý vừa qua của kinh tế Việt Nam như tôi đã phân tích ở trên, trong những tháng đầu năm khó khăn như vậy mà chúng ta vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản vẫn được duy trì thì trong những tháng cuối năm, nếu dần dần kiểm soát được dịch bệnh, bao phủ được vắc-xin, chúng ta sẽ có triển vọng rất lớn để phát triển kinh tế, nhất là vào quý IV/2021.

GDP ở mức 5,5% nếu dịch chưa được kiểm soát triệt để trước quý IV

Đối với kịch bản xấu hơn, TS. Nguyễn Văn Hiến cho biết, nếu trước tháng 10 dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm thì kịch bản giống như Ngân hàng Nhà nước đưa ra là chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 10%, GDP sẽ đạt ở mức khoảng 5,5% cho cả năm 2021. Nếu kiểm soát tốt dịch bệnh, đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin thì chúng ta sẽ có nhiều hy vọng hơn.

Tuy nhiên những tháng cuối năm cũng đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức. Nếu như không kiểm soát được dịch bệnh trước quý IV, tức là trước tháng 10 mà để dịch kéo dài đến cuối năm 2021, thậm chí bước sang năm 2022 thì sẽ tác động nghiêm trọng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng mà chúng ta đặt ra rất khó thực hiện được. Dịch bệnh tiếp tục kéo dài nữa thì những nguồn lực dự trữ của chúng ta cũng sẽ bị cạn kiệt và các doanh nghiệp bị thiệt hại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế không những của năm 2021 mà của cả những năm sau.

Một vấn đề nữa liên quan tới an sinh xã hội. Hiện nay ở khu vực phía Nam, người lao động và dân cư đang rất nhiều khó khăn. Nếu không đảm bảo được an sinh xã hội cho nhóm đối tượng này thì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến nguồn lực để phát triển kinh tế khi đại dịch được kiểm soát. Yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này là cần phải kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Nếu thực hiện được thì chúng ta sẽ có cơ hội rất lớn trong phát triển kinh tế của quý IV/2021.

PV:Ông có kỳ vọng gì về con số tăng trưởng của Việt Nam trong cả năm 2021? Khuyến nghị của ông về giải pháp để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch, nhanh tiến tới trạng thái bình thường mới là gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Hiến:Với những gì mà nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện trong những tháng qua, có cơ sở để lạc quan rằng, nếu trước quý IV/2021, Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6 - 6,5% vẫn có thể thực hiện được. Bởi vì hiện nay, GDP 6 tháng đầu năm 2021 mặc dù khó khăn như vậy nhưng chúng ta vẫn đạt 5,64%. Khi kiểm soát được dịch bệnh rồi thì cả quý IV/2021, nền kinh tế sẽ phát triển giống như một lò xo bị nén, sẽ bật lên rất mạnh nên mục tiêu 6 - 6,5% hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó thì có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

Thứ nhất, bằng mọi nguồn lực, chúng ta phải kiểm soát được tốt dịch bệnh Covid-19 vào trước tháng 10/2021. Hiện nay mục tiêu y tế cũng chính là giải pháp kinh tế, chặn đứng được dịch bệnh chính là chìa khóa mở ra cánh cửa phục hồi và tăng trưởng về kinh tế.

Hai là, cần có sự phối hợp hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện để phục hồi sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Chúng ta phải thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chống đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứng xuất khẩu. Đơn cử như cơ cấu lại nợ, nới room tín dụng, giảm thuế… Các chính sách về giãn thuế, tiền thuê đất… hiện nay là rất đúng hướng và cần được mở rộng hơn.

Thứ ba là, các chính sách liên quan đến an sinh xã hội. Cần đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Nhà nước, đồng thời khi hết dịch bệnh sẽ tích cực tham gia sản xuất lao động để vừa đảm bảo đời sống vừa đảm bảo phát triển kinh tế.

PV:Xin cảm ơn ông!

Mục tiêu kép được thực hiện rất linh hoạt

Bình luận về thực hiện mục tiêu kép trong thời gian qua, TS. Nguyễn Văn Hiến cho rằng, mục tiêu kép: vừa kiểm soát và kiềm chế dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những vận dụng rất linh hoạt chủ trương này, không phải lúc nào cũng mục tiêu kép, chỗ nào cũng mục tiêu kép mà tùy từng tình hình thực tế của mỗi địa phương mà thực hiện. Địa phương nào tình hình dịch đang phức tạp thì tập trung chống dịch trước và có thể phải hy sinh chỉ tiêu kinh tế trong ngắn hạn tạm thời. Khi kiểm soát được dịch thì lập tức mở rộng sản xuất.

Ví dụ như trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ tập trung ưu tiên cho mục tiêu số một là kiểm soát dịch bệnh bảo vệ tính mạng của nhân dân, còn mục tiêu kinh tế thì đặt sau, mục tiêu y tế cũng chính là mục tiêu kinh tế. “Chính vì thực hiện mục tiêu kép một cách linh hoạt như vậy nên chúng ta mới duy trì được sự ổn định nhất định của nền kinh tế và đảm bảo được sự tăng trưởng như 7 tháng vừa qua” - TS. Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh.

Luyện Vũ (thực hiện)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接