Với những điểm mới tích cực,ẩntrươngtậndụngnhữngưuáimớiđểxửlýnợxấti le keo malai Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng giúp các tổ chức tín thở phào vì nhiều vướng mắc bấy lâu đã được tháo gỡ.
Có thể kể tới hàng loạt cơ chế hợp với mong đợi của các ngân hàng được Nghị quyết đưa ra, như trao cho tổ chức tín dụng quyền thu giữ tài sản đảm bảo; áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo; cho phép tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh, mua bán nợ được mua nợ xấu; cho phép mua bán nợ theo giá thị trường, kể cả thấp hơn giá trị ghi sổ; cho phép phân bổ lãi dự thu trong vòng 10 năm…
Đặc biệt, Nghị quyết quy định: cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, mà không yêu cầu văn bản xác nhận bên bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thuế liên quan đến chuyển nhượng TSĐB. Quy định này đã gỡ được vướng mắc lớn nhất lâu nay trong xử lý TSĐB của tổ chức tín dụng.
Đương nhiên, hưởng lợi lớn nhất từ nghị quyết này là các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng có nợ xấu lớn, có lãi dự thu cao hoặc có tài sản đảm bảo với giá trị lớn.
Hiện còn hơn 600.000 tỷ đồng đang nằm trong các khoản nợ xấu. Vì vậy, nếu Nghị quyết được triển khai rốt ráo, nguồn vốn khổng lồ này có cơ hội được giải phóng, giúp ngân hàng giảm giá vốn, giảm gánh nặng trích lập dự phòng, tăng tín dụng, tăng lợi nhuận, củng cố sức khỏe tài chính…
Với doanh nghiệp, Nghị quyết có thể giúp giảm lãi suất cho vay và giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Theo tính toán của một số chuyên gia, lãi suất có thể giảm ít nhất 1% nếu nợ xấu được xử lý.
Trên bình diện khác, Nghị quyết cũng giúp người đi vay có ý thức hơn trong việc vay vốn ngân hàng, bởi pháp luật đã bắt đầu “chặt tay” hơn với các con nợ chây ỳ.
Nói vậy nhưng không có nghĩa rằng, sẽ có thêm hàng trăm ngàn tỷ đồng ngay lập tức quay trở lại nền kinh tế khi Nghị quyết đi vào cuộc sống, bởi rất nhiều tài sản nợ xấu đã thất thoát hoặc chỉ còn bán với giá phế liệu. Tuy nhiên, chắc chắn tới đây, các tài sản nợ xấu sẽ có tính thanh khoản cao hơn. Thậm chí, không loại trừ làn sóng thanh lý tài sản thế chấp của ngân hàng sẽ xuất hiện, giúp thị trường bất động sản và thị trường nợ sôi động.
Cho đến nay, cùng với hàng trăm ngàn tỷ đồng nằm chết trong nền kinh tế là hàng ngàn công trình, dự án bất động sản đắp chiếu. Riêng TP.HCM hiện có khoảng 500 dự án ngừng triển khai. Nghị quyết xử lý nợ xấu được kỳ vọng sẽ giúp khai thông và làm sống lại những dự án này, từ đó giảm sự lãng phí trong đầu tư.
Đương nhiên, Nghị quyết về xử lý nợ xấu cũng không phải là cây đũa thần, bởi dù cơ chế đã được gỡ, song việc người mua có mặn mà với nợ xấu hay không mới là vấn đề mấu chốt. Chưa kể, trong giai đoạn đầu thực hiện, chắc chắn, việc khiếu kiện của “con nợ” sẽ tăng lên.
Thời hạn xử lý nợ xấu mà Nghị quyết đưa ra chỉ vỏn vẹn 5 năm (tính từ ngày 15/8/2017). Vì vậy, các ngân hàng phải khẩn trương tận dụng những ưu ái mới để xử lý, đưa nợ xấu về dưới 3%, đồng thời phải tích cực tái cơ cấu, nâng cao chất lượng tín dụng để tăng sức đề kháng cho chính mình.
Còn với Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc giám sát, thúc đẩy tổ chức tín dụng xử lý nhanh nợ xấu, cũng phải hướng ngành ngân hàng giảm lãi suất để chia sẻ với doanh nghiệp, tích cực xử lý các cá nhân sai phạm, tăng niềm tin cho toàn xã hội.