88Point88Point

【ket qua giai my】Mộ vua Cảnh Thịnh

Mộ vua Cảnh Thịnh trên núi Đại Tuệ

Gần cả tháng đi học và “cắm trại” dưới chân dãy núi Đại Tuệ (Nam Đàn-Nghệ An). Chiều,ộvuaCảnhThịket qua giai my nhìn lên đỉnh núi, thấy một ngọn cờ ngũ sắc phần phật tung bay trong gió. Dân địa phương bảo trên đó có một ngôi chùa cổ cùng tên với núi, được xây dựng lại và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mùa hè, trời Nghệ An chao chát nắng. Nóng như chảo rang. Đã mấy lần dợm lên núi thăm thú thử xem, nhưng sao nghe oải quá...

Cho đến một ngày, bất ngờ nghe một cụ già khoe, trên chùa còn có mộ vua Cảnh Thịnh. Hàng năm, dân làng vẫn lên thăm viếng và dâng hương vào ngày giỗ vua. Tôi giật mình, nghe rất lạ. Bởi sau khi Gia Long lên ngôi, cháu con, quan tướng nhà Tây Sơn đều bị “tận pháp trừng trị”, bao nhiêu dấu tích liên quan đến Tây Sơn đều bị xóa sạch. Vậy sao mộ Cảnh Thịnh lại không bị phát hiện mà được tồn tại đến bây giờ? Phải lên núi thôi - Tôi tự nhủ và rủ rê thêm một số bạn bè cùng đi xem thử.

Đại Tuệ, hay còn có tên là Phong Vân Sơn, là một trong hai dãy núi bao quanh huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dài khoảng 30 km, rộng chừng 5 km, bắt đầu từ huyện Thanh Chương, chạy dọc phía Bắc và Đông Nam Đàn, kéo tới huyện Hưng Nguyên. Chùa Đại Tuệ tọa lạc trên một đỉnh núi thuộc địa bàn xã Nam Anh (Nam Đàn). Tương truyền, chùa được khởi dựng từ thời Mai Hắc Đế đánh quân nhà Đường (năm 722). Đến thế kỷ thứ XV, trong lúc nhà Hồ đang gặp khó khăn với việc xây thành dựng lũy chống giặc Minh, một hôm vua nằm mộng được Phật bà Đại Tuệ bày cho cách xây thành. Việc sau đó quả dễ dàng thuận lợi. Để tạ ơn, vua nhà Hồ cho trùng tu chùa cổ, thờ Phật bà Đại Tuệ.

Trước chính điện chùa Đại Tuệ hiện tại

Lịch sử ngôi chùa cũng ghi chuyện năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ trên đường hành quân ra bắc đánh giặc Thanh đã dừng chân chiêu tập và luyện binh tại đây. Quang Trung Nguyễn Huệ còn được sư trụ trì dẫn lên đỉnh núi và chỉ cho con đường để đến Thăng Long nhanh nhất. Sau khi đại phá 30 vạn quân Thanh, Hoàng đế Quang Trung đã đổi tên núi thành núi Đại Huệ (nghĩa là ân huệ lớn) và xuống chiếu cấp 20 mẫu ruộng đất, lấy hoa lợi để lo việc thờ cúng cho chùa quanh năm. Dưới chân núi, bây giờ vẫn còn cánh đồng được gọi là Ruộng Chùa.

Tháng 6/2009, tỉnh Nghệ An đã quyết định cho trùng tu lại ngôi cổ tự danh tiếng; Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An cũng cung cử nhân sự nhậm chức trú trì, sớm hôm hương khói phụng thờ, trông coi. Dù vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nhưng cảnh chùa đã trang nghiêm rạng rỡ, vang tiếng danh lam xứ Nghệ. Rất đông du khách, phật tử thập phương đã tìm về tham quan, chiêm bái, nhất là vào những ngày lễ, tết, sóc, vọng.

Con đường từ chân núi lên chùa đã được phóng tuyến, mở rộng và thảm nhựa, đúc bê tông phẳng phiu giúp các phương tiện giao thông đều có thể lên xuống dễ dàng và an toàn. Sau khi dâng hương, chiêm bái, tôi tiến về mé hữu bên ngoài tòa Đại Hùng Bảo Điện, nơi nghe nói có ngôi mộ của vua Cảnh Thịnh - Nguyễn Quang Toản. Và cũng chẳng phải nhọc công tìm kiếm, chỉ vài bước chân, ngôi mộ đã nằm ngay trước mặt. Đó là ngôi mộ hình gần như vuông, được xếp bằng đá, cao chừng hơn mét. Phía trước dựng tấm bia, khắc đơn giản mấy chữ quốc ngữ kiểu thư pháp trên mặt một phiến đá tự nhiên: “Mộ vua Cảnh Thịnh (1783-1802)”. Nghe nói từ xưa đến nay, dịp 20/10 hàng năm, con cháu họ Hồ ở vùng Hưng Nguyên, Nam Đàn (nhà Tây Sơn được biết là có gốc tích từ dòng họ Hồ ở Nghệ An. Quang Trung Nguyễn Huệ được biết còn có tên là Hồ Thơm) cũng như dân chúng, bà con phật tử trong vùng vẫn kéo lên hương khói, làm lễ húy nhật nhà vua.

Việc xuất hiện mộ vua Cảnh Thịnh trên núi Đại Huệ, có ý kiến lý giải, ấy là khi bị Gia Long Nguyễn Ánh đẩy ra khỏi thành Phú Xuân, triều đình Cảnh Thịnh đã kéo nhau chạy ra bắc. Tới vùng Nghệ An, Cảnh Thịnh đã cho người giả đóng làm mình chạy tiếp, còn ông thì lẻn lên vùng rừng núi Đại Huệ để tìm kế phục quốc. Sau đó, do thấy không thể còn cơ hội, Cảnh Thịnh đã ẩn tu luôn tại chùa Đại Tuệ cho đến lúc qua đời…Chuyện lưu truyền là vậy nhưng xem chừng ít có tính thuyết phục, nhất là với giới nghiên cứu, học thuật.

Phần nền cũ sót lại của ngôi cổ tự Đại Tuệ

Ai cũng biết, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Gia Long Nguyễn Ánh đã làm lễ “hiến phù” để trả thù những gì mà Tây Sơn đã gây ra cho ông và gia tộc. Số phận bi thảm của Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) tại lễ “hiến phù” năm 1802 đã được “Thực lục” Triều Nguyễn ghi lại rất cụ thể và hết sức rùng rợn. Sau sự kiện này, bất kỳ những gì liên quan đến Tây Sơn đều bị tiêu hủy, cấm nhắc đến. Ngay cả mộ của mẹ con công chúa Ngọc Hân - Bắc Cung Hoàng hậu của vua Quang Trung, dù đã được người thân bí mật dời hài cốt ra làng Nành, xã Phù Ninh (Gia Lâm - Hà Nội), dựng bia giả thay họ đổi tên, vậy mà cả nửa thế kỷ sau, đến thời Thiệu Trị, khi phát hiện cũng bị quật phá, ném hài cốt xuống sông thì làm sao mà mộ Cảnh Thịnh cách kinh đô Huế không quá xa (nếu có) lại có thể an ổn cho đến tận bây giờ. Việc vua Cảnh Thịnh cho người đóng thế mình cũng là giả thiết khá “mong manh”, bởi là người trong nước, cùng thời, tai mắt của Nguyễn Phúc Ánh không ít, quan tướng Tây Sơn lúc “vãng triều” lại ân oán, phân hóa dữ dội,… làm sao một Nguyễn Quang Toản giả mà có thể thoát khỏi sự phát hiện của Gia Long? Câu chuyện Cảnh Thịnh cho “giả vương” để lên Đại Huệ mưu sự xem chừng khá hoang đường (?). Một số nhà nghiên cứu ở Huế khi nghe tôi đề cập, bằng sở học của mình họ cũng đã lập tức khẳng định không do dự: Không thể có chuyện đó!

Quả thật khó tin, nhưng lý giải thế nào khi rành rành trên núi vẫn đang tồn tại mộ vua Cảnh Thịnh? Tấm bia đá bằng chữ quốc ngữ thì rõ là dựng sau này, nhưng thông tin về ngôi mộ được khắc trên đó thì hẳn là phải có cơ sở từ xưa truyền lại chứ? Rồi giải thích thế nào về niềm tin của người dân họ Hồ xứ Nghệ và dân chúng trong vùng đối với chủ nhân ngôi mộ mà họ đã tín tâm, hương khói phụng thờ nhiều trăm năm qua? Có người bảo, có thể vì quá mến  nhớ Tây Sơn mà người ta đã đắp ngôi mộ gió Cảnh Thịnh trên non thiêng Đại Huệ. Nhưng một câu hỏi khác không dễ trả lời là nếu vậy sao không lập mộ Nguyễn Huệ Quang Trung mà lại là Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản, một người chưa có công nghiệp gì và thời gian trị vì cũng hết sức ngắn ngủi?

Mộ vua Cảnh Thịnh trên núi Đại Huệ - một nghi vấn thú vị và không dễ trả lời đang chờ các nhà nghiên cứu lý giải.

Bài, ảnh:DIÊN THỐNG

赞(725)
未经允许不得转载:>88Point » 【ket qua giai my】Mộ vua Cảnh Thịnh