Chuyên gia đề xuất nới "room ngoại" cho ngân hàng tìm cổ đông chiến lược | |
Lãnh đạo BIDV kiến nghị cho phép chia cổ tức để tăng vốn | |
Tăng bộ đệm thanh khoản,ânhàngmuốnthêmquotsứcbậtquottừtăngvốnđiềulệfrankfurt – bochum ngân hàng vẫn dồn dập tăng vốn |
Ngân hàng cần thêm bộ đệm do ảnh hưởng của Covid-19. |
Dự báo của một số chuyên gia và tổ chức cho hay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng trên 2% cuối năm 2021 và 2,3-2,5% năm 2022, nợ xấu gộp có thể tăng cao tới 7,1-7,7%, đặc biệt là nửa cuối năm 2022 khi các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 14 hết hiệu lực.
Chính vì thế, các ngân hàng đang tiếp tục tích cực đẩy mạnh tăng vốn để khắc phục những rủi ro, thêm sức bật cho giai đoạn phát triển mới, khi kinh tế tiến tới phục hồi sau đại dịch.
Chẳng hạn MSB vừa công bố ngày chốt quyền trong tháng 10 để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, giúp tăng vốn điều lệ lên mức 15.275 tỷ đồng.
Theo MSB, việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn về vốn, quản trị rủi ro cho ngân hàng đáp ứng các chuẩn quốc tế Basel II, hướng tới Basel III, đồng thời nâng cao năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án chiến lược trong giai đoạn 2021-2023.
Tương tự, việc hoàn thành thương vụ bán vốn công ty tài chính có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng, cũng giúp VPBank thực hiện kế hoạch tăng vốn. Tính đến hết quý 3/2021, vốn điều lệ của VPBank gần 25.300 tỷ đồng. Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất việc phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ lên 45.000 tỷ đồng. Khi đó, VPBank sẽ trở thành ngân hàng có quy mô vốn đứng thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VietinBank.
Theo lãnh đạo VPBank, nền tảng vốn lớn sẽ nâng cao khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh và khả năng phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn. Hệ số an toàn vốn (CAR) của VPBank dự kiến tăng lên 17% - nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay, nhờ đó, ngân hàng sẽ có thêm nhiều dư địa để tăng trưởng về tín dụng.
Các ngân hàng quốc doanh cũng đang dồn dập tăng vốn. Sau khi phát hành gần 1,1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ hơn 29%, vốn điều lệ của VietinBank đã nâng lên mức 48.058 tỷ đồng, vượt qua BIDV, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng này còn cho biết đang kế hoạch đưa chỉ tiêu này đến cuối năm lên mức 54.134 tỷ đồng.
Trong khi đó, ngày 22/11 tới đây, BIDV sẽ chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Theo kế hoạch đã thông qua, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng, lên 48.524 tỷ (tăng 20,6%) thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho hay, ngành ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Vì thế, vị này mong muốn Quốc hội và các bộ, ngành xem xét chấp thuận chủ trương tăng vốn điều lệ cho BIDV bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, giúp ngân hàng tăng năng lực tài chính.
Thực tế cho thấy, tính đến cuối năm 2020, hệ số CAR của BIDV chỉ ở mức 8%, mức tối thiểu theo quy định, nên việc tăng vốn là vấn đề cấp bách của ngân hàng này.
Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ còn giúp các ngân hàng tiến gần hơn đến chuẩn mực Basel III. Hiện nhiều ngân hàng sau khi đạt Basel II đã chuẩn bị cho bước áp dụng các chuẩn mực cao hơn trong Basel III.
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB, Basel III là động lực cũng như nền tảng vững vàng để ngân hàng đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và tính bền vững, chất lượng trong hoạt động, ngăn chặn, hạn chế tổn thất nếu có ở mức thấp nhất.