【ty le keo 88.net】Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

时间:2025-01-11 05:12:33来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang phát hành tài liệu tuyên truyền công tác bảo trợ xã hội với những nội dung sau xin gửi đến quý độc giả.

I. Trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng:

1. Các đối tượng được trợ cấp,ợgipxhộiđốivớiđốitượngbảotrợxhộty le keo 88.net gồm:

1.1 Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây (sau đây gọi chung là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi):

- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.

- Mồ côi cả cha và mẹ.

- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang có một trong các hình thức như sau: mất tích theo quy định của pháp luật; đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cả cha và mẹ: mất tích theo quy định của pháp luật; đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại: đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1.2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi có hoàn cảnh như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

1.3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

1.4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

1.5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

1.6. Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng không hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu; trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

1.7. Các đối tượng được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc, gồm:

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

- Hộ gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

2. Số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng:

2.1. Đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi:

- 675.000 đồng/tháng đối với trẻ dưới 04 tuổi.

- 405.000 đồng/tháng đối với trẻ từ 04 đến dưới 16 tuổi.

2.2. Người từ 16 đến 22 tuổi có hoàn cảnh như trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất được trợ cấp số tiền là 405.000 đồng/tháng.

2.3. Đối tượng trẻ em nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo; người nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo, không còn khả năng lao động..., trợ cấp hàng tháng khác:

- 405.000 đồng/tháng đối với người từ 16 tuổi trở lên.

- 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ 04 đến dưới 16 tuổi.

- 675.000 đồng/tháng đối với trẻ em dưới 04 tuổi.

2.4. Người đơn thân nghèo đang nuôi con:

- 270.000 đồng/tháng khi đang nuôi 01 con.

- 540.000 đồng/tháng đang nuôi từ 02 con trở lên.

2.5. Người cao tuổi:

- 270.000 đồng/tháng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

- 405.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi.

- 540.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên.

- 810.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

2.6. Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng:

- 405.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng (từ đủ 16 đến dưới 60 tuổi).

- 540.000 đồng/tháng đối với: người khuyết tật nặng là trẻ em, là người cao tuổi; người khuyết tật đặc biệt nặng (từ đủ 16 đến dưới 60 tuổi).

- 675.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em, là người cao tuổi.

2.7. Các đối tượng được hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng BTXH:

- 675.000 đồng/tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 04 tuổi.

- 405.000 đồng/tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 04 đến dưới 16 tuổi.

- 405.000 đồng/tháng đối với gia đình, cá nhân nhận chăm sóc người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng.

- 270.000 đồng/tháng đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 405.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- 540.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc đang nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi.

- 405.000 đồng/tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 01 người khuyết tật đặc biệt nặng.

- 810.000 đồng/tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ 02 người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.

Lưu ý:

- Trường hợp đối tượng đồng thời được hưởng các mức theo hệ số khác nhau như đã nêu trên thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng người nhiễm HIV-AIDS, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và là người cao tuổi, ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng là người nhiễm HIV-AIDS, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và là người cao tuổi theo quy định.

- Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc. Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

II. Trợ cấp mai táng và mua BHYT:

- Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên khi chết được hỗ trợ mai táng phí một lần với mức 5.400.000 đồng/người, trừ các đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội. Đối với các đối tượng được hỗ trợ các mức mai táng khác nhau thì được hưởng một mức mai táng phí cao nhất.

- Các đối tượng là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo...; con của người đơn thân nuôi con; người cao tuổi đủ điều kiện hưởng trợ cấp BTXH và người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được Nhà nước mua BHYT. Trường hợp đối tượng đồng thời được cấp nhiều thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

III. Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, việc làm và chúc thọ, mừng thọ:

1. Hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, việc làm: các đối tượng là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV-AIDS thuộc hộ nghèo; con của người đơn thân nuôi con; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.

2. Chúc thọ, mừng thọ: người cao tuổi tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi được chúc thọ, mừng thọ theo quy định. Trong đó:

+ Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 500.000 đồng tiền mặt.

+ Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch UBND tỉnh chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật giá trị 100.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt.

+ UBND cấp xã phối hợp với Hội Người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi tròn 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi, định mức mừng thọ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

IV. Trợ giúp đột xuất:

1. Các đối tượng được trợ giúp, bao gồm:

1.1. Người bị đói do thiếu lương thực trong dịp Tết Âm lịch hoặc thiếu đói trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt và lý do bất khả kháng khác.

1.2. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác.

1.3. Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác.

1.4. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn hoặc bị hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác.

1.5. Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác.

1.6. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng, bao gồm: Trẻ em có cha, mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; Nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội; Trẻ em lang thang, người lang thang xin ăn trong thời gian đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Số tiền trợ giúp:

2.1. Đối với cá nhân:

- Cứu đói: 15kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

- Người bị thương nặng: 2.700.000 đồng/người;

- Đối tượng tại điểm 6 phần IV, được hỗ trợ tối đa không quá 03 tháng, gồm:

+ Tiền ăn hàng ngày: 40.000 đồng.

+ Chi phí khám bệnh tại các cơ sở y tế mà chưa có thẻ BHYT.

+ Chi phí đưa về nơi cư trú hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.

2.2. Đối với hộ gia đình:

- Có người chết, mất tích: 5.400.000 đồng/người. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người chết: 8.100.000 đồng/người.

- Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy hoặc buộc phải di dời…: tối đa 20.000.000 đồng/hộ.

- Có nhà bị hỏng nặng: tối đa 15.000.000 đồng/hộ.

(Tùy theo điều kiện của từng địa phương, UBND cấp huyện xem xét, hỗ trợ định mức phù hợp nhưng không được vượt mức tối đa)

V. Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở Bảo trợ xã hội:

1. Đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở BTXH:

- Các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gồm: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trẻ em khuyết tật, người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống.

- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, gồm: nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.

2. Số tiền nuôi dưỡng hàng tháng:

Người khuyết tật:

- 1.080.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật là trẻ em hoặc là người cao tuổi.

- 810.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật tuổi từ 16 - dưới 60 tuổi.

- Các đối tượng còn lại:

- 1.350.0000 đồng/tháng đối với trẻ em dưới 04 tuổi.

- 1.080.000 đồng/tháng đối với trẻ em từ 04 - dưới 16 tuổi hoặc là người cao tuổi.

- 810.000 đồng/tháng đối với người từ 16 - dưới 60 tuổi.

- Ngoài ra, các đối tượng còn được hỗ trợ mua thẻ BHYT, hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với số tiền 5.400.000 đồng, cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, gồm: chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.

VI. Về chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng

1. Đơn vị thực hiện chi trả: Bưu điện trung tâm/Bưu điện cấp huyện.

2. Thời gian và địa điểm chi trả:

- Thời gian chi trả được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng.

-  Địa điểm chi trả tập trung tại nhà thông tin ấp/khu vực hoặc UBND cấp xã. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người cao tuổi già yếu, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, người tâm thần không có người nhận trợ cấp thay, thì tổ chức chi trả tại nhà của đối tượng hưởng.

3. Lưu ý khi đi nhận chi trả:

- Người hưởng: xuất trình “Sổ lĩnh tiền trợ cấp xã hội hàng tháng” và giấy tờ tùy thân.

- Người nhận thay: xuất trình “Sổ lĩnh tiền trợ cấp xã hội hàng tháng”, giấy ủy quyền còn thời hạn, giấy tờ tùy thân của người lĩnh thay.

VII. Các ngày lễ, kỷ niệm trong năm

1. Ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.

2. Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.

3. Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

4. Ngày Người cao tuổi Việt Nam 6/6.

5. Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8.

6. Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10.

7. Ngày vì người nghèo 17/10.

- Các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ. Hoặc liên hệ trực tiếp qua các số điện thoại sau để được hỗ trợ thêm:

1. Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 02933.870105.

2. Trung tâm Công tác xã hội tỉnh: 02933.962277.

3. Các Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện:

- Thành phố Vị Thanh: 02933.879309.

- Thị xã Ngã Bảy: 02933.866702.

- Thị xã Long Mỹ: 02933.871504.

- Huyện Châu Thành A: 02933.946979.

- Huyện Châu Thành: 02933.948532.

- Huyện Phụng Hiệp: 02933.961171.

- Huyện Vị Thủy: 02933.571118.

- Huyện Long Mỹ: 02933.3874155.

相关内容
推荐内容