当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【cruzeiro vs】Sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

【cruzeiro vs】Sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

2025-01-12 06:21:06 [Cúp C2] 来源:88Point

som xay dung mot bo quy tac ung xu tren bien dong

Tiến sỹ Võ Xuân Vinh,ớmxâydựngmộtbộquytắcứngxửtrênBiểnĐôcruzeiro vs thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Vũ Hùng/Vietnam+)

Hội thảo do Tiến sỹ Cheang Vanaridh, Giám đốc CICP và ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, đồng chủ trì.

Tham dự hội thảo có Tiến sỹ Kao Kim Huon, Quốc vụ khanh đối ngoại Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia kiêm Cố vấn cho Thủ tướng Hun Sen; Hoàng thân Sirivuth, Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập CICP; cùng hơn 300 học giả, các nhà nghiên cứu và đại diện ngoại giao đoàn tại Campuchia như Việt Nam, Singapore, Indonesia, Lào, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, quan chức bộ ngành của Campuchia và sinh viên một số trường đại học tại Phnom Penh.

Các diễn giả tại hội thảo tập trung đánh giá về tiến trình 10 năm ký kết và thực hiện DOC giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như kiến nghị các giải pháp giải quyết tranh chấp. Hội thảo khẳng định, qua 10 năm ký kết DOC, Tuyên bố này có vai trò nhất định trong việc góp phần duy trì, hòa bình và ổn định tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài cho khu vực.

Các tham luận tại hội thảo nhất trí rằng DOC là một văn kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm của các bên liên quan trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin tưởng lẫn nhau, hướng tới giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông; thực hiện đầy đủ và hiệu quả góp phần củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng.

Bình luận về ý nghĩa của hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, cho rằng hội thảo có thể đưa ra những ý tưởng mới và đánh giá những lựa chọn khác nhau để giải quyết các tranh chấp hàng hải phức tạp nhất trong thời đại ngày nay, nhất là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông sẽ là thách thức mạnh mẽ đối với chính sách ngoại giao hiệu quả của ASEAN trong việc chuyển DOC thành COC đầy đủ.

Tiến sỹ Cheam Yeap, diễn giả nước chủ nhà Campuchia, cho rằng các lo ngại về an ninh và lợi ích kinh tế sẽ tiếp tục tác động đến chính sách của mỗi nước, tuy nhiên các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế phải đóng vai trò khuôn khổ cho những chính sách này. Con đường tốt nhất cho ASEAN và Trung Quốc là cùng hợp tác chặt chẽ trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau nhằm thực hiện DOC, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN.

Tuy nhiên, theo ông, trên thực tế, DOC chưa hoàn toàn đáp ứng được nguyện vọng và mong muốn của các bên liên quan, cũng như các quốc gia có lợi ích chiến lược tại Biển Đông và bộc lộ bất cập trong việc ngăn ngừa căng thẳng và xung đột trên Biển Đông. Điển hình, DOC chưa có tính ràng buộc chính trị và pháp lý; sự chung chung trong DOC dẫn đến các cách diễn giải khác nhau từ mỗi nước. DOC không đề cập đến các ranh giới địa lý cụ thể cũng như không có cơ chế phân xử trong trường hợp xảy ra vi phạm.

Tiến sỹ Cheang Vanaridh, Giám đốc CICP, cho rằng vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề khu vực phức tạp nhất đòi hỏi cách tiếp cận dựa trên sự tin tưởng và luật pháp. Các nước cần đối thoại và thảo luận nhiều hơn để thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề này.

Tiến sỹ Võ Xuân Vinh, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, đã được hội thảo hoan nghênh khi giới thiệu nguyên tắc cơ bản của Bộ quy tắc ứng xử mà ASEAN và Trung Quốc cần sớm ký kết. Ông Võ Xuân Vinh nhấn mạnh các bên tham gia vào bộ quy tắc ứng xử cần khẳng định rõ cam kết của mình đối với mục đích và nguyên tắc của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tiếp thu tinh thần của Quy tắc thực hiện DOC được ASEAN và Trung Quốc ký kết tháng 11-2011 tại Indonesia…

Trên cơ sở phân tích ý kiến của các diễn giả, hội thảo đi đến kết luận rằng để giải quyết cơ bản và lâu dài những nguy cơ bất ổn hiện nay trên Biển Đông, các bên liên quan cần nhanh chóng xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý, khắc phục được những hạn chế của DOC trên cơ sở luật pháp quốc tế./.

Theo Vietnam+

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读