您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bóng đá trực tiếp châu á】Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các hoạt động mang tính bền vững

Ngoại Hạng Anh34人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.DPhát biểu tại hội thảo, ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch HBA cho biết, xu thế ...

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch HBA cho biết, xu thế phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, khu công nghiệp sinh thái là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới. Việt Nam đã cam kết tổng lượng phát thải quốc gia giảm 43,5% vào năm 2030 và phát thải ròng bằng không (NetZero) vào năm 2050.

Theo ông Đào Xuân Đức, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các hoạt động mang tính bền vững, trong đó có việc áp dụng tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp). Hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng. Điển hình như đầu năm 2022, Microsoft đã tuyên bố sẽ đạt đến mục tiêu “âm carbon” là loại bỏ lượng khí carbon trong khí quyển nhiều hơn lượng khí công ty này phát thải vào năm 2030. Tập đoàn Unilever đã đưa ra những cam kết mới và đặt mục tiêu thải khí “net-zero” vào năm 2039.

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thay đổi tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh. Cuối năm 2022, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM công bố 20 doanh nghiệp được chọn lọc từ 100 công ty niêm yết lớn nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam, và được đánh giá toàn diện ở 3 khía cạnh tiêu chí ESG, trong đó có Vinamilk.

Doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các hoạt động mang tính bền vững
Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch HBA phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp, để phát triển xanh ngoài các giải pháp công nghệ cần hoàn thiện thể chế, khung pháp lý bên cạnh nỗ lực tự thân của từng doanh nghiệp.

Ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, để thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cần có cơ chế chính sách đồng bộ để huy động nguồn lực trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, khung pháp lý cho phát triển kinh tế xanh nên dựa vào các tiêu chuẩn khu vực, thế giới.

Riêng với TPHCM, ông An khuyến nghị nên vận dụng các chính sách của Nghị quyết 98 nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Theo nghị quyết này, nhiều cơ chế về phát triển xanh được đặt ra như bù trừ tín chỉ carbon, điện áp mái trụ sở cơ quan nhà nước, ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược sử dụng năng lượng sạch.

TPHCM là địa phương tiên phong xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Nhưng sau hơn 30 năm, các khu công nghiệp, khu chế xuất dần trở nên lạc hậu khi vẫn phát triển dựa trên thâm dụng lao động mà chậm chuyển đổi công nghệ. Do vậy, vấn đề chuyển đổi loại hình khu công nghiệp khi hết thời hạn thuê đất được đặt ra.

Bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp thế giới đang chuyển mình rất mạnh mẽ hướng tới mục tiêu Net zero trên hành trình kinh doanh bền vững do đó doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế này. Tham gia mục tiêu phát triển bền vững đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, gắn bó nhân viên với DN, nâng cao vị thế, lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của doanh nghiệp…

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nằm trong chuỗi sản xuất, các nhãn hàng lớn yêu cầu về các mục tiêu phát triển bền vững: tỷ lệ năng lượng tái tạo, tỷ lệ nam, nữ… Đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch các tỷ lệ này. Đây là các sức ép, thách thức mà các doanh nghiệp phải thực hiện.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, chủ đầu tư Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) cho biết, Chính phủ đã có Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Do vậy, các tỉnh, thành cần có hướng dẫn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư chuyển đổi khu công nghiệp tổng hợp sang khu công nghiệp sinh thái, hoặc chuyển đổi từ khu công nghiệp tổng hợp sang khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp cần xác định chiến lược cộng sinh vùng, cộng sinh giữa các khu công nghiệp với nhau để giảm thiểu giá trị đầu tư.

Tags:

相关文章