Cô Duyên cùng học trò làm bánh A quát. Ảnh: NVCC
Nằm sát biên giới Việt Lào,áihiệnlễhộitừnhữngtiếthọxem trực tiếp kèo nhà cái hôm nay đa số học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, đời sống người dân rất khó khăn nên nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non còn hạn chế. Số cháu ở Hồng Bắc chưa nói rõ hoặc chưa biết tiếng Kinh nhiều là áp lực lớn với giáo viên. Nhưng, từ những ngày đầu đến với nghề, cô Duyên đã xác định dù khó khăn đến đâu cũng phải vượt qua. Bước đầu, cô vận dụng lợi thế là người địa phương để sử dụng cả hai thứ tiếng khi giảng dạy, giúp các cháu người Pa cô không còn rụt rè và có cơ hội giao tiếp tiếng Việt để phát triển kịp trong môi trường học đường. Khi ngành giáo dục có chủ trương đưa những giờ học về truyền thống văn hóa dân tộc vào chương trình nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, cô Duyên vận dụng linh hoạt khung chương trình, cùng học sinh tái hiện những lễ hội ở A Lưới, như lễ hội Aza, lễ hội Ariêu – pring... giúp các cháu có cơ hội vừa học, vừa chơi nên cháu nào cũng thích thú.
Cùng cô trò Trường mầm non Hồng Bắc xem lại tiết học tái hiện lễ hội Aza phát trong chương trình Việt Nam thức giấc trên VTV1. Hình ảnh cô trò cùng nhau hát hò, nhảy các điệu múa Aza, pon, ẹo và cùng đối đáp bằng dân ca câr lơi, târ a, xiềng, cha chấp trong nhịp trống, tiếng chiêng ấm áp. Các cô cậu bé 5 tuổi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội Aza; cháu cầm chiêng, cháu cầm khèn, cầm gậy... rồi di chuyển thành vòng tròn quanh bàn đặt lễ vật theo điệu múa...; cháu khệ nệ bưng những món bánh truyền thống đến bàn đặt lễ bày lên đĩa... tất cả cùng cười khanh khách khi hô vang tiếng “hây! hây!” làm cho không khí lễ hội rộn ràng.
Theo lời giới thiệu của cô Duyên, Aza không chỉ là lễ hội mà là ngày tết vui tươi, thể hiện lòng thành kính của người Pa cô đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa. Aza được tổ chức hàng năm, thường vào khoảng cuối tháng 11 hoặc 12 âm lịch; năm nào được mùa thì tổ chức tháng 1 âm lịch. Vì thế, tìm được phương pháp giảng dạy giúp trẻ hiểu và trân quý những giá trị văn hóa địa phương từ khi còn nhỏ để các lễ hội không bị mai một được cô ấp ủ từ lâu.
Ngoài các tiết học tái hiện lễ hội, mỗi tuần, cô trò Trường mầm non Hồng Bắc mặc trang phục truyền thống từ 2 đến 3 ngày nhằm giúp các cháu nhớ về bản sắc dân tộc mình. Được biết, việc xây dựng các tiết học lồng ghép theo chủ đề tái hiện các lễ hội truyền thống cũng nằm trong chủ trương bảo tồn bản sắc địa phương của huyện A Lưới.
Hơn 13 năm gắn bó Trường mầm non Hồng Bắc, cũng là chừng ấy năm tiếp xúc nhiều với học sinh là người dân tộc thiểu số, để giúp các cháu nhận ra mỗi ngày đến trường là một ngày vui, không chỉ đầu tư cho các bài giảng ngày càng phong phú, mà có thời gian rảnh rỗi, cô Duyên lại mày mò, nghiên cứu để tận dụng những vật dụng bỏ đi, sản phẩm có sẵn tại địa phương để cùng đồng nghiệp làm thành dụng cụ học tập, đồ chơi giúp các buổi sinh hoạt, ngoại khóa của các cháu thêm sinh động...
Thầy giáo Hồ Khởi, Phó Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo A Lưới, nhận xét: “Tái diễn một lễ hội vào bài giảng được coi là một giải pháp đột phá. Theo tôi, “bí quyết” giúp cô Duyên thành công là tận tình với từng học sinh”.
HƯƠNG LAN