【kết quả bóng đá quốc gia úc】Huyện Phú Giáo: Chương trình OCOP góp phần nâng tầm sản phẩm địa phương

Những năm qua,ệnPhúGiáoChươngtrìnhOCOPgópphầnnângtầmsảnphẩmđịaphươkết quả bóng đá quốc gia úc huyện Phú Giáo nỗ lực thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang lại kết quả tích cực. Sản phẩm được chứng nhận OCOP đã nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Cơ hội tiếp cận thị trường

Nhận thức được tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Phú Giáo đã chủ động triển khai chương trình OCOP từ năm 2020. Đây là chương trình nhằm phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm có chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.


Huyện Phú Giáo đã tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP. Trong ảnh: Sản phẩm OCOP của địa phương trong sự kiện Ngày hội Môi trường thế giới 5-6 vừa qua

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tích cực áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, các chủ thể được hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu, bao bì, mẫu mã, tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Sau thời gian triển khai, chương trình đã mang lại những thành quả ấn tượng với nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, như: Dưa lưới, cà phê rang xay nguyên chất, tổ yến, ổi tươi, chanh không hạt, bưởi da xanh, sầu riêng, mật ong, trứng gà, chả lụa...

Nhờ chương trình OCOP, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện được nâng cao đáng kể, thị trường tiêu thụ mở rộng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Một số sản phẩm OCOP của huyện đã có mặt trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Điển hình như sản phẩm dưa lưới Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (xã An Bình) xuất khẩu sang thị trường Nhật, ổi của HTX Nông nghiệp ổi Thanh Kiên (xã Phước Hòa) hướng tới xuất khẩu thị trường Úc và Mỹ.

Anh Nguyễn Hoàng Trọng Hiếu, Giám đốc HTX Nông nghiệp ổi Thanh Kiên, cho biết: “HTX có 7 thành viên, diện tích hơn 15 ha chủ yếu trồng ổi nữ hoàng ruột đỏ và ổi Đài Loan. Từ khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao (năm 2022), giá trị sản phẩm đã được nâng cao, có chỗ đứng trên thị trường. Không chỉ dừng ở làm logo, khẩu hiệu mà chúng tôi còn luôn nỗ lực đưa chất lượng sản phẩm đi cùng với thương hiệu”.

Đối với sản phẩm sầu riêng Phú An Khương của hộ kinh doanh Đinh Ngọc Khương (xã An Bình) hiện đang nộp hồ sơ phân hạng để được công nhận sản phẩm OCOP năm 2024. Đây là cơ hội để sản phẩm được giới thiệu rộng rãi hơn đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế, từ đó mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới, tăng doanh thu cho chủ hộ. Ông Đinh Ngọc Khương, cho biết: “Năm 2023, sản phẩm trứng gà của chúng tôi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Tham gia thêm sản phẩm sầu riêng vào chương trình OCOP mang lại nhiều lợi ích, góp phần đa dạng sản phẩm, nâng cao thu nhập”.

Tạo dựng sản phẩm bền vững

Việc chế biến các sản phẩm OCOP thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang đến tiềm năng to lớn, đồng thời hứa hẹn mở ra những cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo. Anh Nguyễn Hoàng Trọng Hiếu cho biết: “Chế biến các sản phẩm OCOP thành nhiều loại sản phẩm khác nhau giúp tăng giá trị, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân. Thời gian tới, HTX sẽ cho ra sản phẩm chế biến từ ổi tươi như ổi sấy khô và tinh bột ổi. Sản phẩm chế biến giúp bảo quản được lâu hơn, giảm thiểu lãng phí thực phẩm”.


​Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Dương hướng tới chế biến sản phẩm na dứa Đài Loan thành sản phẩm sấy khô

Ông Lê Văn Thuận, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Dương (xã Phước Sang), chia sẻ việc chế biến sản phẩm OCOP thành nhiều loại sản phẩm khác nhau giúp thu hút nhiều đối tượng khách hàng. Người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm đã được chế biến bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Thời gian tới, HTX có kế hoạch sấy khô sản phẩm OCOP 3 sao na dứa Đài Loan để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Hồng Quyết, Giám đốc HTX xã Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, cho rằng: “Chứng nhận OCOP giúp khẳng định được chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu trên thị trường. Hiện HTX chú trọng nâng chất sản phẩm để nâng hạng sao. Tôi mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ về vốn, tập huấn nâng cao trình độ canh tác, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân. Triển khai chương trình kết nối cung cầu để những hộ nông dân, chủ thể OCOP, HTX có khả năng tiếp cận được với hệ thống siêu thị, những nhà phân phối lớn, có đầu ra ổn định”.

Để tạo dựng sản phẩm OCOP bền vững, tìm thị trường ổn định cho các chủ thể là một trong những giải pháp được huyện quan tâm. Thời gian qua, huyện tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, cho biết để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi, kết nối các cơ sản xuất với cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, làm tốt vai trò cầu nối, đưa sản phẩm đặc trưng của huyện đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh thông qua các hội chợ, triển lãm, các hội nghị, tọa đàm cũng như ký kết thỏa thuận, hợp tác. Bên cạnh đó, tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tạo liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp - HTX - hộ dân.

Đến nay, huyện Phú Giáo có 20 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó, có 19 sản phẩm 3 sao, 1 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, huyện Phú Giáo phấn đấu ít nhất 30% chủ thể OCOP là các HTX, 20% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%, có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại. Phấn đấu thành lập 1 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP.

TIẾN HẠNH

Thể thao
上一篇:Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
下一篇:Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai