【kết quả chile hôm nay】Tăng trưởng tín dụng có thể cán đích 21%

  发布时间:2025-01-10 15:43:48   作者:玩站小弟   我要评论
Biểu đồ chênh lệch tăng trưởng tín dụng thực tế và TCTK công bố (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ SBV, kết quả chile hôm nay。

biểu đồ

Biểu đồ chênh lệch tăng trưởng tín dụng thực tế và TCTK công bố (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ SBV,ăngtrưởngtíndụngcóthểcánđíkết quả chile hôm nay GSO).

Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo 9 tháng cho thấy, tăng trưởng tín dụng mới đạt 11,02%. Như vậy, liệu mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 21% trong năm 2017 có khả thi?

Cần thêm 600.000 tỷ đồng vốn để đạt mục tiêu tín dụng

Từ số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), có thể nhẩm tính, để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21 – 22% từ nay đến cuối năm, hệ thống ngân hàng còn phải tăng trưởng tín dụng thêm 10 - 11% nữa, tương đương việc bơm ra thị trường thêm khoảng 600.000 tỷ đồng vốn. Theo TS Bùi Quang Tín (Giám đốc Trường Doanh nhân Bizlight) thông thường trong 3 tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng có thể tăng trưởng tín dụng thêm khoảng 6%. Như vậy, toàn hệ thống có thể chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng 17 – 18% vào cuối năm. Mặt khác, một số ý kiến cũng băn khoăn về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như sự khó khăn của doanh nghiệp DN khi tiếp cận tín dụng.

Tuy nhiên nhìn vào dữ liệu tăng trưởng tín dụng thực tế và số công bố của TCTK, có nhiều cơ sở để tin rằng, tín dụng vẫn đang tăng nhanh như kỳ vọng và có thể cán đích tăng trưởng 21% trong năm 2017. Số liệu tăng trưởng tín dụng được TCTK công bố vừa qua là số liệu đến 20/9, đạt 11,02%. Nhìn lại hồi cuối tháng 6, TCTK công bố tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm (cũng tính đến 20/6) là 7,54%. Tuy nhiên sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp thông tin mức tăng trưởng thực tế tính đến 30/6 là 9,01%. Như vậy, chỉ trong 10 ngày tín dụng đã tăng gần 1,5%, tương đương gần 90 nghìn tỷ đồng. Điều này có thể hợp lý nếu biết rằng, các ngân hàng từ hội sở đến cấp chi nhánh đều chạy chỉ tiêu cuối tháng/quý và dồn dập giải ngân vào những ngày chốt số liệu để báo cáo và tính chỉ tiêu kế hoạch.

Ở một góc độ khác, cũng có sự chênh lệch giữa số liệu của TCTK và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG). Cụ thể, tại báo cáo 9 tháng đầu năm của UBGSTCQG, số liệu tăng trưởng tín dụng ước tính đã là 11,5%. Như vậy rõ ràng có sự chênh lệch trong tính toán giữa 2 cơ quan.

Căn cứ vào chênh lệch giữa số liệu TCTK công bố về tăng trưởng tín dụng đến ngày 20 của tháng với số liệu thực tế (thường dao động từ 1 – 1,5%), có thể cho là, tăng trưởng tín dụng thực tế đến hết quý III vào khoảng 12 - 12,5%. Theo dữ liệu lịch sử những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng quý IV thường đóng góp từ 1/3 mức tăng trưởng cả năm và có khả năng “co giãn” khá lớn. Năm 2014, quý IV đóng góp gần 50% tăng trưởng tín dụng, còn giai đoạn cuối năm 2016, tín dụng tăng trưởng phi mã từ 14,57% ngày 28/11 lên đến 18,25% chốt vào ngày 31/12.

Muốn tăng tín dụng phải tăng khả năng hấp thụ vốn

Theo thông tin về hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo đầu năm cũng như vừa điều chỉnh nới room cho một số tổ chức tín dụng (TCTD) vừa qua, thì mức tăng được giao hiện còn rất hạn chế. Các ngân hàng có chất lượng tài sản khá tốt, tăng trưởng lành mạnh hiện cũng mới chỉ được giao mức tăng từ 18 – 21%.

Như vậy, có thể cho là NHNN vẫn đang “dự trữ” một lượng chỉ tiêu nhất định chưa giao cho các ngân hàng. Lượng dự trữ này nhiều khả năng sẽ được “thả” vào dịp cuối năm để thúc đẩy đạt các mục tiêu đặt ra. Điều này cũng phù hợp với quan điểm cho rằng, mức tăng trưởng tín dụng cuối năm có thể sẽ cao đột biến.

Trên lý thuyết, để đạt mục tiêu tăng trưởng cuối năm, điều quan trọng là phải cải thiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, hạ lãi suất để kích thích vay vốn sản xuất kinh doanh. NHNN đã công bố dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn. Điểm quan trọng nhất là nâng mức tối đa tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn áp dụng từ 1/1/2018 từ 40% thành 45%. Về lãi suất, mặc dù việc hạ lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng với môi trường vĩ mô và chính sách hiện tại, các ngân hàng thương mại ít phải chịu sức ép tăng lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm hơn.

Được biết, NHNN sẽ tiếp tục đánh giá và cho phép tăng room tín dụng sớm cho các ngân hàng thương mại đang hoạt động hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu thấp, ít rủi ro để có thể cung ứng vốn kịp thời vào các phương án sản xuất kinh doanh cuối năm, tránh tình trạng dồn cục. Hiện nay, room tín dụng của các ngân hàng có tăng trưởng tốt đều đã đụng trần. Do đó, việc nới room tín dụng sẽ giúp các ngân hàng có thể tiếp tục cho vay, hỗ trợ chính các DN tìm được người tài trợ vốn tốt, lãi suất phù hợp.

Về phía các ngân hàng, để thúc đẩy tín dụng cần tiếp tục tìm kiếm các khách hàng tốt để cho vay, đặc biệt hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa (DNNVV). Rất nhiều DNNVV hiện nay có lịch sử vay tốt, kinh doanh tốt nhưng không đủ tài sản thế chấp để có thể tiếp tục vay vốn hay báo cáo, hồ sơ tài chính chưa đầy đủ như các DN lớn. Với những đối tượng này, các ngân hàng cần có giải pháp hỗ trợ pháp lý hoặc kiến nghị với NHNN cơ chế phù hợp để giúp các DN có thể tiếp cận vốn kinh doanh.

Với những phân tích và đề xuất như trên, tác giả cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% năm 2017 là có thể đạt được. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, ADB đã khuyến cáo, Việt Nam nên tập trung vào chất lượng tăng trưởng thay vì số lượng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng và GDP nếu đạt được phải đi kèm với việc cải thiện môi trường kinh doanh một cách bền vững thì mới có giá trị lâu dài.

Nguyễn Ngọc Duẩn (Khối Nghiên cứu chiến lược & QHKDQT - LienVietPostBank)

相关文章

最新评论