Sự cố tổ máy 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 bị sự cố đã phải dừng hoạt động từ ngày 25/11/2015. Tới tháng 4/2016,ớiNhiệtđiệnVũngÁngsắpvậnhànhtrởlạbxh ecuador serie b nhà thầucủa dự ánlà Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) đã ký hợp đồng mua roto mới với Toshiba để phục vụ cho việc vận hành trở lại.
Giữa tháng 7 vừa qua, rotor tổ máy số 1 đã về tới Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, phục vụ cho việc lắp đặt để đưa tổ máy này vào vận hành trong tháng 9/2016. Rotor tổ máy số 1 thuộc loại thiết bị siêu trường siêu trọng (dài hơn 25m, cao khoảng 4m), có giá trị lớn nên được tổ chức bảo vệ và vận chuyển nghiêm ngặt. Để đảm bảo an toàn và giao thông trên toàn bộ quãng đường từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh, việc vận chuyển Rotor tổ máy số 1 phải hoàn toàn thực hiện trong đêm.
Việc tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 phải ngưng hoạt động trong một thời gian dài đã ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng điện của Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) trong năm 2016.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1.200 MW (2 tổ máy x 600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015.
Đây là một trong những dự án điện cấp bách được hưởng các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tưxây dựng theo Quyết định số 1195/2005/QĐ-TTg.
Dự án có tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng thầu EPC là Lilama.
Dự án nhiệt điện Vũng Áng 1 có mức nội địa hóa khoảng 30% đối với thiết kế, chế tạo, vật tư thiết bị trong nước; trong đó có gói thầu có tỉ lệ nội địa hóa lên đến 55% do các đơn vị trong nước sản xuất được.