当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định bóng đá cúp c1 châu âu】Thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công: Cần quy trách nhiệm người đứng đầu

don vi

Tiến độ thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn diễn ra rất chậm,ựchiệntựchủđơnvịsựnghiệpcôngCầnquytráchnhiệmngườiđứngđầnhận định bóng đá cúp c1 châu âu số lượng các đơn vị tiến hành tự chủ còn khiêm tốn.

* PV: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về tiến độ thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay?

- Bà Bùi Thị An: Trước hết phải thấy việc tiến hành thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập là một chủ trương lớn của Chính phủ để đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ công…

Trên thực tế, việc thực hiện tái cơ cấu, tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập đã được bắt đầu thực hiện năm 2002 bằng Nghị định số 10/2002/NĐ-CP với việc Chính phủ trao cho đơn vị sự nghiệp công một số quyền, trong đó có quyền tự chủ hoàn toàn hoặc một phần về tài chính trong chi tiêu thường xuyên.

Sau một thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ tài chính này đã cho thấy rõ tính ưu việt, phù hợp với cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa, nên năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP để tiếp tục mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh tự chủ về tài chính, đơn vị sự nghiệp còn được tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế.

Khi các đơn vị thực hiện tự chủ theo đúng lộ trình đã được quy định thì phần hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sẽ được cơ cấu lại. Theo đó, thay vì chi cho các đơn vị sự nghiệp công, ngân sách nhà nước sẽ chuyển sang hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ sự nghiệp công như các đối tượng chính sách khó khăn, người nghèo, vùng sâu vùng xa…
Bên cạnh đó, việc thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công còn góp phần vào thực hiện cải cách tiền lương, tăng chi cho các chương trình phúc lợi xã hội góp phần nâng cao đời sống của người dân.

an

Bà Bùi Thị An

Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP nhằm đổi mới toàn diện đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính với tinh thần đơn vị nào tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự. Đặc biệt, Nghị định 16 đã xóa bỏ bao cấp giá, phí dịch vụ, từng bước tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công.

Như vậy, có thể thấy khung pháp lý cho việc thực hiện tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện tự chủ đã cơ bản được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhìn lại tiến độ thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập, có thể thấy quá trình này vẫn diễn ra rất chậm, số lượng các đơn vị tiến hành tự chủ còn khiêm tốn.

* PV: Nguyên nhân của việc chậm trễ này là do đâu, thưa bà?

- Bà Bùi Thị An:Mặc dù thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập được chỉ ra có rất nhiều ưu việt, nhiều lợi ích nhưng trên thực tế kết quả thu được còn rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, một phần là do các đơn vị đang quen với việc được Nhà nước bao cấp, khi chuyển sang phương thức tự chủ sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên thực hiện chậm trễ.

Đặc biệt, đó là còn tình trạng nhiều đơn vị có tâm lý ỷ lại, vẫn trông chờ vào ngân sách hỗ trợ, không chịu thoát ly “bầu sữa” ngân sách. Đây là điều cần phê phán, bởi giống như con người, khi biết bò thì mình bò, nhưng khi đã biết đi, biết chạy thì mình phải đi, phải chạy chứ không thể bò mãi được.

* PV: Theo bà, đâu là giải pháp đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công?

- Bà Bùi Thị An: Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công cần sự vào cuộc đồng bộ và sự quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sự nghiệp công.

Các bộ, ngành cần nhanh chóng xây dựng, ban hành những nghị định hướng dẫn về các định mức, tiêu chí, tiêu chuẩn cho các dịch vụ sự nghiệp công. Các địa phương cần đẩy nhanh việc ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, quy hoạch hệ thống các đơn vị sự nghiệp công…

Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương cần có sự chỉ đạo sát sao, đẩy nhanh thực hiện tự chủ của các đơn vị, thậm chí cần có hình thức quy trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị nếu chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Thiện Trần

分享到: