【keo châu á】Người đàn ông mắc bệnh cực hiếm do dùng thuốc tại phòng khám tư nhân
Ông N.Đ.T ở huyện Tam Nông,ườiđànôngmắcbệnhcựchiếmdodùngthuốctạiphòngkhámtưnhâkeo châu á Phú Thọ, trong thời gian đang sử dụng thuốc theo đơn về cơ xương khớp, khi thấy nổi nốt trên da và loét miệng, người bệnh tiếp tục dùng thêm thuốc (không rõ loại) do một phòng khám tư nhân kê, hậu quả mắc bệnh cực hiếm.
Dựa trên bệnh sử, biểu hiện lâm sàng và các kết quả xét nghiệm máu, ông N.Đ.T được chẩn đoán mắc Hội chứng Stevens-Johnson/Lyell (SJS/TEN), bệnh cực hiếm do dị ứng thuốc. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc bằng phương pháp lọc máu hấp phụ 3 lần liên tiếp, truyền dịch, corticoid, kháng sinh toàn thân kết hợp điều trị, chăm sóc da, niêm mạc tích cực.
Phương pháp lọc máu hấp phụ áp dụng trong 3 ngày liên tiếp nhằm loại bỏ các "chất gây hại" như thuốc và chất trung gian gây viêm. Những ngày đầu mới điều trị, do loét nặng vùng miệng… nên sinh hoạt khó khăn, luôn phải vệ sinh sạch sẽ khi mụn nước vỡ ra để tránh nhiễm trùng.
Sau khi điều trị được một tuần, tình trạng tổn thương da, niêm mạc giảm nhiều, không còn loét miệng, người bênh đã ăn uống được, sức khỏe tốt lên. Hiện tại, người bệnh được tiếp tục theo dõi, điều trị và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Qua trường hợp của ông N.Đ.T, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý, tránh sử dụng các loại thuốc có tiền sử dị ứng. Tránh lạm dụng thuốc khi không thực sự cần thiết. Khi khám bệnh cần cho bác sĩ biết tiền sử dị ứng và các thuốc đang sử dụng để được kê đơn thuốc phù hợp. Khi dùng thuốc, nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào cần dừng ngay, liên hệ với bác sĩ và đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Stevens-Johnson
Theo các bác sĩ, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc là những phản ứng do thuốc ít gặp nhưng rất nặng, đe dọa tính mạng người bệnh. Tần suất của bệnh trong dân số chỉ khoảng 2/1.000.000 người nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao, tới 5-30%.
Hội chứng Stevens-Johnson thường xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh với một loại thuốc nào đó. Các loại thuốc đang hoặc đã sử dụng trong một tháng trước đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. Hầu hết các loại thuốc đều có nguy cơ gây hội chứng Stevens-Johnson, tuy nhiên một số loại có nguy cơ cao hơn bao gồm kháng sinh: Penicillin, Cotrimoxazol, Sulfasalazin, Sulfonamid. Các kháng sinh như Amoxicillin, nhóm Cephalosporin và nhóm Quinolon thường có nguy cơ thấp hơn; Các loại thuốc chống động kinh và co giật: Carbamazepin, Phenytoin và Phenobarbital; Thuốc điều trị bệnh gout: Allopurinol; Các loại thuốc giảm đau: Paracetamol và các loại thuốc giảm đau - kháng viêm không steroid (NSAIDS) như Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam...
Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp lọc máu hấp phụ 3 lần liên tục. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Nhiễm virus: Các loại virus như Herpes (Herpes Simplex hoặc Herpes Zoster), HIV và virus viêm gan A có nguy cơ gây ra hội chứng này.
Bệnh nhiễm khuẩn: Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn răng miệng hoặc bệnh ký sinh trùng như sốt rét, trùng roi, nhiễm nấm và các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như lupus ban đỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Rối loạn nội tiết: Trong một số trường hợp, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mang thai hoặc rối loạn kinh nguyệt cũng được xem xét là một trong những yếu tố góp phần dẫn đến hội chứng Stevens-Johnson.
Lưu ý để tránh mắc hội chứng Stevens-Johnson
Cần tuân theo hướng dẫn khi sử dụng thuốc, không nên tự uống các loại thuốc không được kê đơn, không sử dụng đơn thuốc của người khác, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc và thông báo mọi dị ứng liên quan đến thuốc hoặc thức ăn cho bác sĩ biết.
Theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là sốt cao hoặc vấn đề về miệng, hãy lập tức tìm tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì cân bằng nước trong cơ thể rất quan trọng. Do đó, hãy ăn theo chế độ dinh dưỡng cân đối và uống đủ nước hàng ngày. Thường xuyên rửa tay trước khi ăn và khi chăm sóc vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
Thanh Hiền(t/h)
相关推荐
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- Chủ tịch TP.HCM: Cán bộ văn phòng thành phố cũng bị điện thoại hăm dọa, khủng bố
- 'Nếu không có nhân tài thì Phật giáo suy định'
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng sốt ruột với tiến độ cao tốc Dầu Giây
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Thủ tướng: ASEAN cần mở cửa mạnh mẽ thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại
- Hơn 2.900 công trình chưa nghiệm thu PCCC ở Hà Nội cần lấy sở Nội vụ làm gương
- Hơn 2.900 công trình chưa nghiệm thu PCCC ở Hà Nội cần lấy sở Nội vụ làm gương