【xếp hạng thổ nhĩ kỳ】“Cơ hội mới
Ảnh tư liệu minh họa. |
5 quan điểm phát triển chung
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch) đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó, phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Quy hoạch cũng nhấn mạnh việc phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù. Về quan điểm tổ chức không gian, Hà Nội được sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội theo cấu trúc tâm - tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội, liên kết vùng, cả nước và quốc tế; gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.
Đồng thời, phát triển, khai thác có hiệu quả, hài hòa 5 không gian: Không gian công cộng, không gian trên cao, không gian ngầm, không gian văn hóa - sáng tạo và không gian số. Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối Vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Không gian đô thị được phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù: Đô thị theo định hướng giao thông, đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch...
Phát triển không gian nông thôn bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường…
Có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước
Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.
Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 - 9,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030. Quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,4 lần năm 2020; đóng góp 15 - 16% tổng sản phẩm của cả nước, khoảng 45 – 46% GRDP của vùng Đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân/người đạt khoảng 13.500 – 14.000 USD. Kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 8% trong GRDP của thành phố. Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức dưới 3%; diện tích cây xanh đô thị phấn đấu khoảng 10 - 12m2/người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%...
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 - 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85%.
Đặc biệt quy hoạch cũng nhấn mạnh về phát triển kinh tế. Cơ cấu lại kinh tế với đổi mới tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ; hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2030...
Để đạt những mục tiêu đó, quy hoạch nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa - xã hội và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo và 4 khâu đột phá phát triển gồm thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.
Nhiều chuyên gia cho rằng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thể hiện nhiều đổi mới với tư duy đột phá, đặc biệt đã giải quyết những nút thắt lớn về giao thông, nước thải, chỉnh trang nội đô… Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thực sự là bước đột phá về phương pháp lập quy hoạch theo hướng mới.
Con người là trung tâm của sự phát triển Quan điểm cốt lõi của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình, thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Đồng Phú ra quân cứu hộ vườn điều
- ·Về Xẻo Ðước nhớ các anh
- ·Thêm 10 dự án FDI, với tổng số vốn hơn 61 triệu USD
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Lãnh đạo tỉnh khảo sát tình hình dịch bệnh trên cây điều
- ·Cây điều ở 13 xã, thị trấn tại Bù Đăng phục hồi và phát triển tốt
- ·Xăng dầu tăng 305
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·ĐBSCL: Xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nhiều nơi
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Xây dựng Nhà văn hoá đa năng trên biển ở Trường Sa
- ·Giá trị lý luận và thực tiễn từ một cuốn sách
- ·Trách nhiệm trong lĩnh vực phân bón
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Đường sắt đô thị Việt Nam: Làm sao để tiết kiệm hơn mà vẫn hiện đại?
- ·Phát động tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- ·Thương binh, học sinh, trẻ em được miễn phí qua phà
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Mít tinh kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng Trường Sa