【lịch bóng đá vleague 2023】Từ giải nhất của Từ CôngThành, hy vọng môn toán “hồi sinh”
');this.closest('table').remove();"> |
Từ Công Thành (bên phải) nhận Bằng khen của UBND tỉnh trao tặng |
Gửi gắm ước mơ
“Có tích mới dịch nên tuồng”, nhiều người kỳ vọng vào toán khi bộ môn này từng là thế mạnh của Thừa Thiên Huế, nơi có trường phổ thông trung học có hệ chuyên sớm nhất miền Nam sau giải phóng. Bấy giờ, nhắc đến Quốc Học, bao thế hệ tự hào khi một thời nổi tiếng với môn học đỉnh cao là toán. Chỉ trong 7 năm (1978 - 1983), học sinh Quốc Học có Hồ Đình Duẩn (HCĐ 1978), Lê Bá Khánh Trình (HCV và giải đặc biệt 1979), Ngô Phú Thanh, Nguyễn Văn Lượng (HCB 1982) và Hoàng Ngọc Chiến (HCĐ 1982).
Trở lại thành tích đáng tự hào của Từ Công Thành, người được ví như “trận mưa rào” sau “nhiều năm khô hạn” đoạt giải cao cho môn toán. Quê ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), 16 tuổi, Thành một mình vào Huế trọ học khi em trở thành thủ khoa chuyên toán năm học 2020 - 2021. Thành kể, gia đình em cũng “thường thường bậc trung”, bố mẹ là giáo viên nhưng tôn trọng quyết định khi em chọn Trường THPT chuyên Quốc Học để nuôi dưỡng ước mơ. Bắt đầu từ năm học lớp 10, Thành đã lọt vào “tầm ngắm” của tổ toán khi em được phát hiện có tố chất thông minh, chăm chỉ và có niềm đam mê với toán học. Thành có thể học toán mọi lúc, mọi nơi.
Thầy giáo Hoàng Phước Lợi, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 toán 1 cho rằng, đặc thù của môn toán đòi hỏi sự kiên nhẫn, có bài tính phải giải mất 2 - 3 ngày, thậm chí cả tuần. Thành khác người ở chỗ không hề nản chí, lại có sự cần cù, kiên nhẫn để giải đề. Lúc nào Thành cũng kè kè điện thoại bên cạnh để... giải hình học.
So với các bạn trong đội tuyển, Thành vượt trội về môn hình học, em có đáp án khá nhanh mỗi khi đọc đề. Thầy Lợi kể vui, tôi thường đưa cho em rất nhiều đề, em giải nhanh đến nỗi tôi cũng chưa kịp làm thêm đề cho trò. Thầy dạy một thì trò biết năm, thầy tạo cho trò một vài phần mềm để trò khai thác tư liệu, nhưng trò tự khai thác đến cả chục phần mềm để tiện cho việc học. Thầy dịch tài liệu từ nước ngoài, trò cũng biết nhìn xa, trông rộng khi chăm chỉ vào các trang để tự dịch, tự giải đề. Các thầy hoàn toàn yên tâm khi Thành có vốn tiếng Anh khá tốt, có lợi thế khi tham gia các cuộc thi toán học quốc tế.
Nhớ lời tâm sự của thầy Lợi, lo nhất vẫn là chọn được người tài. Không có được con mắt tinh đời, cái tâm sáng, biết chọn được trò giỏi để rèn luyện, hẳn sẽ không có những học sinh đoạt giải cao ở cấp quốc gia. Chưa xong chương trình lớp 10, đội tuyển quốc gia phải hoàn tất chương trình từ lớp 10 đến 12. Với sự tinh tường của người thầy chuyên dạy học sinh giỏi, thầy Lợi và đồng nghiệp ở tổ toán có cách làm riêng khi cho học trò làm rất nhiều bài kiểm tra, có khi đến 7 - 8 lần mới chọn. Chuẩn bị tham dự các đội tuyển, các thầy thường lựa những em giỏi, thông minh, bình tĩnh và cẩn thận, từ đó đưa ra phương pháp dạy riêng. Lọt qua được khung cửa hẹp, các em phải đối mặt với hàng loạt kỳ thi học sinh giỏi. Càng lọt vào các vòng trong càng phải cố, chưa kể áp lực từ bạn bè, gia đình và nhất là từ chính thầy cô đang ngày đêm luyện tập cho các em.
Thầy, trò cùng khổ luyện
Nhớ lại trường hợp của Thành, nhiều người vẫn cho rằng giáo viên đội tuyển “bắt bệnh” tốt. Thầy giáo Nguyễn Phước Huy, tổ trưởng bộ môn toán kể: Chúng tôi phát hiện em còn thiếu kỹ năng nên vận dụng kiến thức vào bài thi không chuẩn hay sai những lỗi lặt vặt, nhầm số... Thầy và trò đã có những ngày tháng miệt mài bên nhau, Thành được rèn luyện cách làm bài thi nhiều hơn, còn thầy chỉ ra những lỗi sai của trò để khắc phục.
Thầy giáo Nguyễn Phước Huy và Hoàng Phước Lợi đều sinh năm 1982 - 1983 và được xem là giáo viên “già” trong đội ngũ giáo viên dạy đội tuyển môn toán. Nhớ lại một thời gian dài Trường THPT chuyên Quốc Học không tuyển giáo viên. Ngoài đội ngũ giáo viên lớn tuổi sắp về hưu, giáo viên kế cận không có, già tuổi nhất cũng mới ngoài 40 nên nhà trường đã mời những giáo sư đầu ngành để về dạy bồi dưỡng cho các em. Nói như thầy Huy, ngoài có kinh nghiệm ra, học sinh được nghe chính những người từng đạt giải quốc gia, quốc tế giảng dạy, những người các em xem là thần tượng trong bộ môn của mình sẽ cảm thấy có động lực học tập.
Nhắc điều này để thầy rằng, có năng lực trình độ để dạy chuyên là điều đương nhiên, nhưng kinh nghiệm của giáo viên trẻ vẫn chưa đủ độ dày để rèn luyện, cọ xát khi học trò đi thi. Thế nên, thầy lại phải đồng hành cùng trò. Thầy, trò cùng tìm tài liệu, cùng online bất cứ lúc nào để tìm ra những cách giải hợp lý. Trong mỗi bài giảng, thầy đều “biến tấu” để các vấn đề từ phức tạp thành đơn giản, giúp học trò hiểu nhanh, hiểu kỹ.
“Điều mà tôi luôn hướng tới là vận dụng các bài học lý thuyết vào thực tiễn để tạo cảm hứng và phát huy tính tự học, khả năng sáng tạo của học sinh. Thầy giáo không thể giải nhanh những bài thi, đề thi cụ thể bằng học sinh nhưng các em rất cần ở họ tính định hướng vĩ mô về các loại đề, dạng đề và ở tầm bao quát kiến thức", thầy Lợi chia sẻ.
Trong đội tuyển tham gia kỳ thi quốc gia năm nay, đội tuyển toán có 6 em thì 100% đoạt giải. Trong đó, có 1 giải nhất, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích. Theo thầy Nguyễn Phước Huy, kết quả này chưa thực sự tốt khi có nhiều em có học lực tốt, đồng đều. Nhưng thi cử thì không nói trước được điều gì, chỉ cần một chút sơ sẩy các em sẽ mất điểm và tuột thứ hạng cũng là điều dễ hiểu.
Đề án “Phát triển Trường THPT chuyên Quốc Học Huế giai đoạn 2022- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một số chính sách đối với học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học Huế” đã được thông qua với những chính sách thỏa đáng để trò và thầy yên tâm ôn luyện. Chẳng hạn, mức tiền thưởng, học bổng của học sinh, giáo viên đã tăng lên. Nhà trường có kinh phí để mời thầy giỏi nhiều hơn và tạo điều kiện tốt nhất để các em tiếp cận với môn học đỉnh cao. Đây cũng là cơ sở để thu hút học sinh giỏi ở các tỉnh lân cận chọn Huế để thử tài.
Thầy giáo Nguyễn Phước Huy cho rằng, có khoảng ¼ học sinh chuyên toán ở các tỉnh lân cận đến Huế để theo học. Đó cũng là lợi thế cho Huế, khi ngay từ cấp THCS các em đã học trường chuyên nên không còn bỡ ngỡ khi bước vào môi trường học tập ở Quốc Học. Đây cũng chính là điều mà ở Huế vẫn chưa làm được khi lâu nay mãi trông chờ nguồn lực vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương, mà trường này lại không phải là trường chuyên như các tỉnh.