【kết quả tỷ số c1】Tục lệ 3 năm mới có một lần ở quê hương nghệ sĩ Vượng Râu
Làng Ngọc Tiên (Nam Định) - quê hương của nghệ sĩ Vượng Râu xưa có tên là Nam Thiên Ngọc Ấp (đất phía Nam của thân Vương triều Trần). Với bề dày lịch sử và mảnh đất với đông dân cư quần tụ nên lễ tục của làng Ngọc Tiên thuộc hàng tiêu biểu trong khu vực. Ngay hương ước làng Ngọc Tiên được lưu giữ tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam cũng được xem là một trong những hương ước tiến bộ và văn minh tiểu biểu của một số làng xã Việt Nam.
Với bề dày lịch sử và mảnh đất với đông dân cư quần tụ nên lễ tục của làng Ngọc Tiên thuộc hàng tiêu biểu trong khu vực. |
Làng Ngọc Tiên với hai tôn giáo chính là Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Nhưng có lẽ do dân cư quần tụ từ thời xa xưa nên trong làng rất giữ lề nếp và đoàn kết hoà thuận với nhau đặc biệt những dịp lễ trọng trong năm của làng.
Người Ngọc Tiên luôn nhớ câu ca dao: "Hội làng nhất lệ nhất niên/ Lễ mừng Trương Yến tam niên nhất tuần". Qua câu ca dao xưa,ụclệnămmớicómộtlầnởquêhươngnghệsĩVượngRâkết quả tỷ số c1 người làng muốn dặn con cháu về lễ tục hội làng thì mỗi năm đều mở, nhưng lễ mừng thọ hay còn gọi là Trương Yến chỉ được tổ chức ba năm một lần rất chu toàn và trang trọng.
Theo hương ước làng Ngọc Tiên thì vào các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu là năm làng làm Trương Yến mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổi, 80 tuổi và 90 tuổi, 100 tuổi...
Vào các năm không phải nằm vào 4 con giáp trên thì người làng Ngọc Tiên không gia đình nào khao thọ cho cha mẹ, ông bà. Những năm chính Trương Yến cả làng đều náo nức không riêng gì những gia đình có người khao thọ mà ngay người dân thường cũng đều vui vẻ và chúc phúc các cụ cao niên trong làng.
Theo hương ước làng Ngọc Tiên thì vào các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu là năm làng làm Trương Yến mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổi, 80 tuổi và 90 tuổi, 100 tuổi... |
Vào những năm này nếu gia đình nào có ông bà, cha mẹ được tròn tuổi thì rất may mắn và làm to còn các cụ quá tuổi tròn nhưng theo lệ làng khi ấy cũng mới khao thọ. Phần khao thọ trong hương ước ghi đầy đủ lấy từ ruộng Lão để tổ chức cho các cụ và phần quan trọng nhất là rước các cụ từ 70 tuổi lên ra đình làng và đền chùa để lễ tạ Phật, Thánh, sau đó các cụ được tặng quà thụ lộc tại làng không phân biệt tôn giáo.
Phần vật phẩm của làng dành cho các cụ 70 tuổi là khăn đỏ, các cụ 80 tuổi là khăn đỏ áo đỏ, các cụ 90 tuổi đổ ra là khăn đỏ, áo đỏ, quần đỏ, bên cạnh đó là cân đường hộp sữa tuỳ theo từng năm. Hàng xóm láng giềng đến chúc tụng các cụ (dù gia đình có mở khao thọ tại gia hay không). Sau ngày Trương Yến khao thọ thì gia đình có người được ăn thọ lại cho con cháu đi giả lễ làng xóm là cặp bánh dày, bánh dẻo, bánh nướng có chữ thọ...
Không phân biệt tôn giáo, các cụ đủ tuổi theo hương ước của làng đều được tổ chức lễ khao thọ và được tặng quà. |
"Với thời kinh tế thị trường nhiều điều đã đổi thay nhưng những lễ tục cổ của làng Ngọc Tiên đến ngày nay vẫn còn gìn giữ được cho hậu thế. Tuy rằng sự phát triển của kinh tế văn hoá kéo theo sự hời hợt và kém đi các phần nghi lễ chính trang trọng nhưng một làng với bộ hương ước tiến bộ tiêu biểu trong cả nước thì việc giữ được những nét đẹp đó là điều đáng trân trọng. Năm nay vì dịch viêm đường hô hấp cấp Corona nên hội làng phải dừng nhưng lễ khao thọ thì vẫn diễn ra", nghệ sĩ Vượng Râu chia sẻ.
Việc Làng của làng Ngọc Tiên đến nay vẫn giữ được những nét truyền thống lâu đời. Như cỗ làng vào dịp lễ hội hay Trương Yến thì cả làng đều ăn chung, giáp nào cũng tổ chức ăn uống từ mồng 5 Tết đến hết hội sau 15 tháng giêng, có thể rải rác đến 18 hay 20 tháng giêng.
Với thời kinh tế thị trường nhiều điều đã đổi thay nhưng những lễ tục cổ của làng Ngọc Tiên đến ngày nay vẫn còn gìn giữ được cho hậu thế. |
Làng Ngọc Tiên xưa cũng là vườn Kim Quất của Nhà Trần với sự ưu đãi của thiên nhiên nên mảnh đất nhiều màu mỡ của làng đã trồng được rất nhiều vật phẩm dâng Vua như bắp cải Quan Âm, Hồng không hạt, gạo nếp dự, gạo dự, gạo tám. Đặc biệt trong cuốn sách món ngon Hà Thành có nói đến việc làm nộm bắp cải phải có được bắp cải làng mới ngon. Một ngôi làng với bề dày văn hoá và lịch sử cũng là niềm tự hào cho thế hệ mai sau.
Tình Lê
Vượng Râu giả gái, kể chuyện người thầy mê đắm với âm nhạc truyền thống
Trong câu chuyện Vương Râu kể trên sân khấu về người thầy mê đắm với nghệ thuật truyền thống, chúng ta như nhìn thấy hình ảnh của NSND Thuý Hường - người đã nhiều năm dạy quan họ miễn phí.