Theo đó, nghị định này quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, bao gồm nguyên tắc quản lý, hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương; lập kế hoạch vay, trả nợ 5 năm; chương trình quản lý nợ 3 năm; kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; thực hiện vay, trả nợ; kế toán, kiểm toán, báo cáo và công bố thông tin nợ. Về nguyên tắc, chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét và cho ý kiến. Đề án phải có các nội dung về khối lượng phát hành; kỳ hạn trái phiếu phát hành đảm bảo từ 1 năm trở lên và mệnh giá trái phiếu là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng; đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam; dự kiến thời gian và phương thức phát hành; tình hình vay và trả nợ gốc, lãi vốn vay từ các nguồn của ngân sách cấp tỉnh trong 3 năm ngân sách liền kề trước năm dự kiến phát hành… Riêng trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh phải tuân thủ các quy định như đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thông thường và UBND cấp tỉnh phải báo cáo danh mục dự án sử dụng nguồn phát hành trái phiếu này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghị định cũng hướng dẫn rõ các tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác như: Vay từ ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh; vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Xem chi tiết Nghị định 93/2018/NĐ-CP tại đây. Đức Minh |