【bxh vdqg nga】Thiện Hưng xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm bền vững
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:56:41 评论数:
Liên kết cùng phát triển
Huyện Bù Đốp hiện có 3 HTX,ệnHưngxacircydựngchuỗigiaacutetrịsảnphẩmbềnvữbxh vdqg nga gồm 1 HTX bưởi da xanh và 2 HTX hồ tiêu bền vững cùng hàng chục câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất, kinh doanh. Huyện phấn đấu đến năm 2020 thành lập 6 HTX sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Tại xã nông thôn mới Thiện Hưng, HTX hồ tiêu bền vững hoạt động rất hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho xã viên.
Ông Hà Quốc Tào, Giám đốc HTX hồ tiêu bền vững Thiện Hưng cho biết: Tiền thân HTX là CLB sản xuất tiêu sạch được thành lập năm 2014. Trước đó, CLB đã trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt, tập huấn, hội thảo tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật và quy trình sản xuất tiêu bền vững. Tuy nhiên, hoạt động của CLB vẫn mang tính nhỏ lẻ, các hộ dân sản xuất theo lối mạnh ai nấy làm, đầu ra chủ yếu phụ thuộc vào thị trường. Vì vậy, chúng tôi thành lập HTX với mục đích liên kết các hộ sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ban đầu, HTX chỉ có 15 thành viên với số vốn điều lệ 200 triệu đồng. Đến nay, HTX có 21 thành viên canh tác trên 40 ha tiêu, vốn điều lệ 290 triệu đồng.
Ngoài sản xuất tiêu sạch, Hợp tác xã hồ tiêu bền vững Thiện Hưng (Bù Đốp) còn vận động xã viên chăn nuôi dê để tăng thu nhập
Để thực hiện mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, HTX luôn tuân thủ đầy đủ nguyên tắc sản xuất tiêu bền vững. Mỗi khâu của quy trình được HTX giao cho từng thành viên đảm nhiệm, chịu trách nhiệm. Việc ghi chép sản xuất, phổ biến kiến thức đến các thành viên luôn được HTX quan tâm và kiểm tra thường xuyên. Hằng tháng, HTX còn tổ chức sinh hoạt để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng và tìm giải pháp phát triển các loại cây trồng có hiệu quả cho xã viên. Bên cạnh đó, HTX còn mời các đối tác là công ty liên kết sản xuất thường xuyên mở lớp hướng dẫn trồng tiêu bằng phương pháp hữu cơ. Ngoài ra, HTX đã liên kết với công ty dịch vụ khuyến nông mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trả chậm, tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật... Các xã viên cũng được hỗ trợ thực hiện mô hình chăm sóc tiêu theo hướng hữu cơ sinh học với số vốn 292 triệu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp chương trình nông thôn mới 146 triệu đồng và vốn do các thành viên HTX đối ứng 146 triệu đồng. HTX còn được Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ vay vốn thế chấp 700 triệu đồng để các thành viên mở rộng sản xuất. Qua quá trình hoạt động, chất lượng sản phẩm tiêu của HTX ổn định và liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty chế biến gia vị Nedspice.
Ông Trần Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng cho biết: Cái khó hiện nay là giá tiêu xuống thấp, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của HTX. Để duy trì hoạt động, UBND xã đã trích 146 triệu đồng từ vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ mua phân bón cho các xã viên HTX. Đồng thời, thường xuyên trao đổi với Ban chủ nhiệm HTX nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. UBND xã còn tổ chức cho xã viên đi tham quan những mô hình sản xuất hiệu quả trong và ngoài tỉnh để học tập, rút kinh nghiệm.
Đa dẠng hóa sản phẩm kinh tế
Ngoài sản xuất tiêu, HTX hồ tiêu bền vững Thiện Hưng còn hướng xã viên đa dạng hóa sản phẩm trên cùng diện tích. Ông Hà Quốc Tào, Giám đốc HTX cho biết thêm: Những năm qua, do ảnh hưởng của khí hậu, trên địa bàn thường xuyên xảy ra lốc xoáy, hạn hán nên một phần diện tích tiêu bị đổ, chết. Để không bỏ trống diện tích này, HTX đã tìm hiểu và liên kết với Công ty TNHH Tân Gia Phát (Đắk Lắk) triển khai cho 5 xã viên trồng cây sachi với 2 ha. Đây là loại cây dễ trồng và có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Thiện Hưng. Thời gian trồng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Trung bình 1 sào, 1 năm cho thu khoảng 6-7 tạ hạt và được công ty bao tiêu sản phẩm với giá khoảng 35 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, phần lá, đọt sachi cũng được công ty thu mua với giá khoảng 20 ngàn đồng/kg.
“Trong thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng diện tích canh tác và vận động thêm thành viên tham gia, đóng góp cổ phần để có nguồn vốn hoạt động; mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông sản. Đồng thời, liên kết với các đơn vị sản xuất khác để đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho chuỗi giá trị. Ký hợp đồng với Công ty TNHH Tân Gia Phát (Đắk Lắk) thu mua tiêu hữu cơ trên địa bàn huyện theo phương thức: 3 năm đầu thu mua với giá cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg; khi hạt tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đơn vị thu mua với giá gấp đôi so với thị trường”. Ông Hà Quốc Tào, Giám đốc HTX tiêu bền vững Thiện Hưng cho biết |
Sau gần 3 tháng xuống giống, hiện 2 ha sachi do các xã viên trồng phát triển rất tốt. Tuy nhiên, đây là loại cây trồng mới nên nhiều hộ còn e ngại khi chuyển đổi cây trồng. Vì vậy, HTX đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Tân Gia Phát trong thời gian 15 năm. Ngoài bao tiêu sản phẩm, các xã viên trồng sachi còn được công ty hỗ trợ cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và khoa học, kỹ thuật. Ông Hà Quốc Tào nhận định: So với 1 ha tiêu, thu nhập 1 ha sachi bằng hoặc cao hơn. Trồng sachi giúp người dân tiết kiệm nhiều khoản chi phí từ bón phân đến thuê nhân công thu hoạch. HTX sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình cho các xã viên khác cùng trồng.
Ngoài ra, HTX hồ tiêu bền vững Thiện Hưng đang liên kết với HTX bưởi da xanh trên địa bàn huyện trồng xen canh 2 ha bưởi da xanh. Hiện vườn bưởi đã 3 năm và đang ra trái bói. HTX còn liên kết với HTX Dược liệu Phúc Lộc Thọ Bình Phước (Đồng Phú) triển khai cho 6 xã viên chuẩn bị trồng thử nghiệm 2 ha sâm bố chính. Bên cạnh đó, tận dụng nguồn keo sẵn có trong vườn tiêu, HTX khuyến khích xã viên nuôi dê với khoảng 200 con. Xã viên Nguyễn Chí Sáng, thôn 4, xã Thiện Hưng có khoảng 3 ha tiêu. Tận dụng nguồn lá keo sẵn có, gia đình anh chăn nuôi thêm dê. Hiện đàn dê của gia đình anh Sáng có 100 con. Anh Sáng cho biết: Gia đình không nuôi dê sinh sản mà chỉ nuôi bán thịt. Mỗi năm, gia đình nuôi 3 lứa dê, mỗi lứa khoảng 100 con bán ra thị trường khoảng 10 tấn thịt với giá từ 120-170 ngàn đồng/kg.
Thùy Hương